Đau vai gáy nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh? [Bác sĩ giải đáp]
Đau vai gáy nên ăn gì, kiêng gì mau khỏi bệnh? Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh đau mỏi vai gáy ở người bệnh. Ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm đau nhức, chống viêm và tăng cường phục hồi chức năng xương khớp.
Đau vai gáy nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Đau mỏi vai gáy là tình trạng tổn thương liên quan đến cấu trúc xương khớp, cơ bắp. Do đó, người bệnh có thể hỗ trợ điều trị bệnh bằng việc bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp, giúp tái tạo khớp xương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Vậy đau mỏi vai gáy nên ăn gì tốt? Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà người bệnh cần bổ sung để giảm đau nhức vai gáy:
Thực phẩm giàu canxi
Đây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bị đau mỏi vai gáy. Cung cấp đầy đủ canxi sẽ giúp phục hồi các tổn thương ở sụn khớp, cải thiện tình trạng thoái hóa và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Đồng thời, canxi sẽ giúp duy trì sự dẻo dai và chắc khỏe cho xương khớp.
Hơn nữa, nhóm thực phẩm giàu canxi còn có đặc tính chống viêm, giảm căng cứng khớp, giảm đau và tăng khả năng vận động. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi mà người đau vai gáy nên bổ sung như:
- Các loại hạt bao gồm hạt chia, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, mè đen…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ, váng sữa…
- Đậu xanh, đậu đen, đậu nành…
- Các loại rau củ như cải xoăn, bông cải xanh, bí đỏ, khoai lang, rau dền.
- Các loại trái cây như quýt, cam, đu đủ, bưởi…
Đau vai gáy nên ăn gì? Nhóm thực phẩm giàu photpho
Photpho là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, tương tự như canxi. Cơ thể cần dung nạp một lượng photpho vừa đủ để duy trì độ chắc khỏe cho cơ, xương, khớp và sản xuất nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể. Không dừng lại ở đó, chất dinh dưỡng này còn nắm giữ nhiều vai trò quan trọng như ổn định nhịp tim, giảm đau xương khớp sau khi vận động mạnh, dự trữ năng lượng cho cơ thể.
Cung cấp đầy đủ photpho sẽ giúp bệnh nhân đẩy lùi tình trạng đau mỏi vai gáy, tăng cường khả năng vận động. Đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Người bệnh có thể bổ sung photpho thông qua một số loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm, các loại cá, các loại đậu, sữa và chế phẩm từ sữa…
Tuy nhiên, người bệnh lưu ý không nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu photpho vì nồng độ photpho quá cao trong máu sẽ phát sinh nhiều tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe như đau khớp, suy nhược cơ thể…
Bệnh đau vai gáy nên ăn gì để cải thiện bệnh? Nhóm thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D là một dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thống xương khớp và cả cơ thể. Vì thế, việc thiếu hụt vitamin D sẽ gây ra tình trạng đau mỏi, tê bì xương khớp, đau sưng cơ và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Hơn nữa, vitamin D là yếu tố tiên quyết giúp cơ thể tổng hợp thành công nguồn canxi từ các loại thực phẩm.
Thông thường, cơ thể chủ yếu tích lũy vitamin D khi ánh sáng mặt trời chiếu thẳng lên da. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung vitamin D từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như sữa, ngũ cốc, các loại cá béo, đậu nành và những sản phẩm từ đậu nành.
Nhóm thực phẩm giàu magie
Trong một số trường hợp, bệnh đau mỏi vai gáy xảy ra là do sự thiếu hụt magie trong cơ thể. Do đó, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều magie vào chế độ ăn uống hàng ngày. Cải bó xôi, cá ngừ, quả hạch, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, cá hồi… là những thực phẩm chứa nhiều magie.
Hơn nữa, nhóm thực phẩm giàu magie còn giúp kiểm soát một số vấn đề về tâm lý như trầm cảm, căng thẳng và lo lắng thường xuyên.
Đau vai gáy nên ăn gì tốt? Thực phẩm giàu vitamin
Những người bị đau vai gáy nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin cho cơ thể. Bởi vitamin có tác dụng ức chế các cơn đau nhức xương khớp hiệu quả. Trong đó, vitamin C, D sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch và đẩy lùi tình trạng sưng viêm.
Với công dụng chống viêm, giảm đau, vitamin E rất cần thiết cho người bị đau vai gáy. Nhóm vitamin B và vitamin K có đặc tính kháng viêm và làm dịu các cơn đau nhức nhanh chóng. Hơn nữa, các loại vitamin B, E, K sẽ giúp kích thích sản sinh collagen, nuôi dưỡng tế bào xương, khớp, sụn và giúp thư giãn cơ.
Để hấp thu vitamin tự nhiên, người bệnh nên chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp, tránh hình thức chiên xào nhiều dầu mỡ. Các loại thực phẩm giàu vitamin và tốt cho người bị nhức mỏi vai gáy như cải xoăn, đu đủ, bơ, dầu thực vật, nấm, các loại hạt, việt quất…
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Chất xơ là một trong những nguồn dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Bên cạnh việc cải thiện chức năng tiêu hóa, chất xơ còn giúp hỗ trợ điều trị những vấn đề về xương khớp. Nếu người bệnh dung nạp đủ lượng chất xơ hàng ngày thì tình trạng đau nhức, sưng viêm ở vai gáy sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ mà người bệnh nên bổ sung như cà rốt, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang, chuối, dâu tây, táo, gạo lứt, yến mạch…
Đau vai gáy nên ăn gì? Thực phẩm giàu axit béo có lợi
Các axit béo có lợi, đặc biệt là omega 3 rất cần thiết cho hệ thống xương khớp. Hoạt chất này giúp cải thiện tình trạng đau nhức, co cứng ở khớp. Việc bổ sung omega 3 thông qua dầu cá có khả năng làm giảm đau nhức tương tự như Ibuprofen (một loại thuốc giảm đau rất phổ biến). Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng các sản phẩm dầu cá chứa omega 3 vì có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu.
Người bệnh có thể dung nạp các axit béo có lợi từ những thực phẩm như cá thu, cá mòi, cá trích, đậu nành, quả óc chó…
Nước
Khi bị thiếu nước, cơ thể sẽ bị rối loạn và rơi vào trạng thái mất cân bằng nội mô. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy nhức mỏi, suy nhược cơ thể. Việc bổ sung đủ nước sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị đau vai gáy và giảm co rút ở hệ thống cơ khớp.
Do đó, người bệnh nên bổ sung 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, các loại trà thảo mộc, nước ép trái cây, nước hầm xương… Thói quen uống đủ nước còn giúp đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể.
Đau vai gáy kiêng ăn gì cho mau khỏi?
Khi bị đau vai gáy, người bệnh nên lưu ý loại bỏ các nhóm thực phẩm dưới đây ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của mình:
Nhóm thực phẩm kích thích phản ứng viêm
Những loại thức ăn chứa nhiều gia vị, cay nóng, nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ ăn chiên xào… đều chứa hàm lượng chất béo có hại rất cao và kích thích phản ứng viêm bên trong cơ thể. Do đó, đây là nhóm thực phẩm mà bệnh nhân mắc phải những vấn đề về xương khớp nên tránh xa.
Nếu ăn nhiều thực phẩm kể trên, tình trạng sưng viêm khớp xương sẽ trở nên tồi tệ, khả năng vận động vai gáy bị giới hạn rõ rệt. Hơn nữa, các loại thực phẩm này cũng ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tim mạch.
Nhóm thực phẩm có lượng cholesterol và lipid cao
Thịt mỡ, xúc xích, các loại bánh ngọt, lạp xưởng… là những thực phẩm chứa lượng lipid và cholesterol cao. Tiêu thụ các thực phẩm này thường xuyên sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm rối loạn khả năng vận động của xương khớp. Từ đó gây ra tình trạng sưng viêm và đau nhức vai gáy trầm trọng.
Các loại thực phẩm làm suy giảm canxi trong xương
Sự thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của xương khớp và khả năng tái tạo tế bào sụn khớp bị suy giảm. Đồng thời khiến tình loãng xương, thoái hóa khớp ở người bệnh càng gia tăng.
Do đó, trong quá trình điều trị bệnh đau mỏi vai gáy, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sử dụng các thực phẩm làm giảm canxi bao gồm:
- Thức ăn quá mặn: Thức ăn quá mặn sẽ làm suy giảm sức đề kháng và khiến các cơn đau nhức trầm trọng hơn. Ăn nhiều muối sẽ làm giảm canxi đáng kể và gia tăng axit uric trong máu. Thói quen này sẽ khiến bạn dễ mắc phải bệnh gout và các vấn đề xương khớp khác.
- Rượu bia, thuốc lá, nước ngọt: Các loại đồ uống này sẽ gây giãn nở tĩnh mạch, xung huyết và kết dính tiểu cầu. Tình trạng này sẽ làm tăng mức độ đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp.
Một số lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt cho người bị đau vai gáy
Để có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, người bị đau mỏi vai gáy nên ghi nhớ một số điều như sau:
- Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Người bệnh không nên lạm dụng một nhóm thực phẩm nào đó hoặc ăn uống kiêng khem quá mức.
- Người bệnh nên ăn chín, uống sôi, chế biến thực phẩm thật kỹ trước khi chế biến.
- Người bệnh nên điều chỉnh lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn để cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể.
- Để hấp thu tốt các vitamin, khoáng chất, người bệnh nên tập luyện thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất có khả năng tăng cường hấp thu canxi cho cơ thể, thúc đẩy quá trình tái tạo xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên chọn lựa các môn thể thao nhẹ nhàng, tránh hoạt động cổ quá mức.
- Bỏ một số thói quen gây đau nhức vai gáy như ngủ kê gối cao, cúi cổ hoặc ngước cổ quá lâu, ngồi làm việc lâu, ít vận động…
- Để cải thiện bệnh, bệnh nhân có thể chườm nóng, tập vật lý trị liệu hoặc tập các bài tập đơn giản để giảm đau nhức và tăng cường sự linh hoạt ở vai gáy.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc đau vai gáy nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất. Qua đó, người bệnh sẽ biết cách thiết lập cho mình một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để hạn chế tình trạng đau mỏi vai gáy nói riêng và tăng cường phục hồi chức năng xương khớp nói chung.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!