Cá ngựa: Chi tiết về giá bán, công dụng và hướng dẫn sử dụng
Cá ngựa được biết đến là một loại dược liệu quý hiếm của biển cả và có thể chữa được nhiều bệnh lý. Đặc biệt, từ xa xưa cá ngựa đã được sử dụng để dâng lên vua chúa nhằm chữa bệnh yếu sinh lý và bồi bổ cơ thể. Để tìm hiểu thông tin về loại dược liệu này, bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.
Tìm hiểu thông tin về cá ngựa
Cá ngựa là một loại động vật sống ở nước mặn với hình dáng lạ mắt, độc đáo. Cá sống ở đại dương nhưng lại có nhiều đặc điểm khác biệt so với những loại cá thông thường.
- Tên gọi khác: Thủy mã, hải mã, hải long.
- Tên khoa học: Hippocampus Sp.
- Họ: Chi Hippocampus, họ Syngnathidae
Đặc điểm
Tên gọi là cá ngựa hay còn gọi là hải mã bắt nguồn từ hình dáng bên ngoài. Bởi cá ngựa có phần đầu giống con ngựa và sinh sống ở vùng nước mặn nên được đặt tên như vậy.
- Cá ngựa sẽ có tuổi thọ kéo dài từ 1 – 5 năm tùy vào từng loại.
- Cá dài khoảng 15 – 20cm, có loại dài đến 35cm với màu trắng, đen, xanh đen, vàng nhạt, vàng nâu và có mùi tanh. Đặc biệt, chúng có khả năng thay đổi màu sắc theo môi trường. Đôi lúc chúng có nhiều màu hoặc trong suốt rất khó nhận thấy.
- Đầu có hình dáng giống đầu con ngựa, nằm ngang vuông góc với phần thân hoặc gập xuống, đỉnh đầu có một vài chiếc gai to mọc lên cao. Miệng có hình trụ dài, giống vòi để hút thức ăn, không có răng.
- Hai mắt của cá ngựa trũng sâu, có thể hoạt động độc lập và thị lực rất tốt.
- Mình cá hơi dẹt và cong, được chia thành nhiều ô nhỏ hình chữ nhật, phần giữa phình to ra, có gai nhọn nhưng không vảy.
- Thân được cấu tạo với các đốt xương vòng, chạm vào thấy cứng.
- Đuôi có hình xoắn ốc như cái móc với khoảng 40 đốt xương. Đuôi dài bằng hoặc dài hơn cả thân, có tác dụng quấn quanh tảo biển, san hô, để giữ cơ thể luôn thẳng đứng, không bị nước cuốn trôi.
- Khả năng bơi của cá ngựa rất tốt, chúng vẫy liên tục chiếc vây nhỏ ở lưng, tốc độ 35 lần/giây kết hợp với vây nhỏ phía sau đầu để điều chỉnh hướng.
- Cá ngựa thường sinh sống thành từng cặp đực, cái và có tính sinh sản đặc biệt. Con đực có cái túi trước ngực để hứng và ấp trứng. Khi giao phối, con cái sẽ gửi 1500 trứng vào túi, con đực phóng tinh trùng vào và thụ tinh. Sau 2 – 3 tuần, cá nở ra và phát triển đầy đủ sau 45 ngày. Sau đó, con đực thả con con ra ngoài môi trường. Cá con sẽ sống bám vào những con cá ngựa khác và chỉ có 1/1000 con non có thể sống sót và trưởng thành.
Phân loại và phân bổ địa lý
Các loài cá ngựa được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới. Nhưng đặc biệt nhiều ở những vùng biển nước mặn, khí hậu ôn đới, nhiệt đới. Chúng sống nhiều nhất ở vùng biển Đông Nam Á, Nam Phi và kênh đào Panama.
Chúng thường sống gần những thảm cỏ, biển có nước trong, gần các rặng san hô, cửa sông và rừng ngập mặn. Thế giới đã tìm thấy đến 54 loài cá ngựa khác nhau, riêng ở Việt Nam có 4 loài phổ biến bao gồm:
- Cá ngựa gai: Phân bố chủ yếu ở vùng Vịnh Bắc Bộ, từ Đà Nẵng đến Kiên Giang.
- Cá ngựa Nhật: Tập trung nhiều ở vùng biển Bình Thuận, Khánh Hòa.
- Cá ngựa đen: Tập trung nhiều ở Phú Quốc.
- Cá ngựa chấm: Sinh sống nhiều ở vịnh Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
Cách đánh bắt và chế biến
Cá ngựa thường được đánh bắt vào mùa hè, thu. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam không cho phép khai thác các loại động vật này ở tầm quy mô. Phần lớn người dân thường đánh bắt cùng các loại cá khác và lọc lấy riêng cá ngựa.
Bất kỳ loại cá ngựa nào, to hay nhỏ cũng được sử dụng để làm dược liệu. Nhưng cá ngựa có màu trắng, vàng là loại tốt nhất.
Quy trình bào chế thành cá ngựa khô như sau:
- Cá ngựa sẽ được đánh bắt theo cặp, gồm 1 đực và 1 cái.
- Rửa sạch sẽ cá, tách bỏ phần lớp màng da bên ngoài, mổ bỏ toàn bộ ruột.
- Uốn cong phần đuôi cá ngựa, sấy khô hoặc phơi làm dược liệu.
- Trước khi sử dụng, tẩm ướp cùng rượu trắng, sao vàng rồi tán thành bột mịn.
Cá ngựa có tác dụng gì cho sức khỏe?
Theo y học cổ truyền, cá ngựa khô là một loại dược liệu quý hiếm, được ghi chép trong nhiều sách cổ. Dược liệu này được ứng dụng trong nhiều bài thuốc bồi bổ sức khỏe.
Công dụng của cá ngựa theo y học cổ truyền
Theo Đông y, cá ngựa có vị ngọt, mặn, tính ôn, không độc và được quy vào kinh Can, Thận.
- Cá ngựa chữa bệnh gì? Loại dược liệu này có tác dụng là ôn thận tráng dương, điều khí, hoạt huyết, làm ấm thận, tán kết tiêu viêm.
- Với nam giới: Dược liệu có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý, chữa liệt dương, rối loạn cương dương, chữa xuất tinh sớm, cải thiện chức năng sinh sản.
- Với phụ nữ: Dược liệu giúp chữa vô sinh hiếm muộn rất hiệu quả.
- Ngoài ra, cá ngựa còn dùng để chữa bệnh suy nhược thần kinh, mụn nhọt.
Tác dụng của cá ngựa theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại, cá ngựa có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể như bồi bổ omega 3, axit amin, các loại enzyme và nguyên tố vi lượng. Cụ thể:
- DHA: Kích thích sản sinh tinh trùng, cải thiện chất lượng tinh trùng.
- Enzyme: Có chức năng điều hòa thần kinh, cải thiện chức năng của hệ miễn dịch.
- Enzyme tổng hợp prostaglandin: Kích thích cơ thể sản sinh ra các loại hormone oxytocin cần thiết cho sinh dục nam, ổn định nồng độ hormone. Ngoài ra còn giúp kéo dài thời gian quan hệ, cương cứng dương vật.
- Peptide: Có tác dụng kháng khuẩn, tạo hàng rào chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài.
- Protein: Hàm lượng protein cao có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, tái tạo tế bào hồng cầu.
- Một số gen chống khối u: Cá ngựa chứa một số loại gen đặc biệt có tác dụng chặn sự hình thành và phát triển của khối u.
Các bài thuốc Đông y chữa bệnh hiệu quả từ cá ngựa
Cá ngựa là một loại dược liệu quý có thể được sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác để tăng cường hiệu quả. Các bài thuốc từ hải mã có thể giúp tăng cường chức năng sinh sản cho nam giới, điều trị bệnh vô sinh hiếm muộn ở cả nam và nữ. Đồng thời nó cũng có tác dụng bồi bổ cơ thể và điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh hiệu quả từ hải mã bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc số 1: Chữa bệnh liệt dương do suy dương khí
Ngâm rượu hải mã là một trong những cách dùng phổ biến bạn có thể sử dụng hằng ngày. Nam giới bị liệt dương, khó cương cứng, quan hệ bị đau rát thì có thể dùng rượu theo công thức như sau:
- Chuẩn bị: cá ngựa, long nhãn, bàn long sâm, cốt toải bổ.
- Rửa sạch các dược liệu, cho vào bình thủy tinh. Sau đó đổ tiếp một lít rượu trắng trên 40 độ vào sao cho ngập dược liệu.
- Đậy kín nắp bình, để ở nơi thoáng mát, sau 1 tuần bạn có thể sử dụng.
Rượu ngâm càng lâu thì có tác dụng càng cao, mỗi ngày người bệnh chỉ nên uống từ 20 – 40ml vào bữa cơm chính, không nên lạm dụng.
Bài thuốc số 2: Chữa yếu sinh lý nam giới, mộng tinh
- Chuẩn bị: Hải mã (1 cặp), câu kỷ tử, đại hồi, dâm dương hoắc, khởi tử. Bạn sơ chế sạch tất cả nguyên liệu.
- Cho toàn bộ dược liệu vào bình, đổ ngập 1 lít rượu trắng, ngâm trong vòng 1 tháng.
Mỗi ngày, nam giới uống 20 – 30ml khi ăn cơm, uống đều đặn trong nhiều tuần sẽ đạt được hiệu quả cao.
Bài thuốc số 3: Ngâm rượu hải mã chữa liệt dương
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu ngâm rượu như sau:
- 200g ba kích, 100g dâm dương hoắc, 30g cá ngựa.
- Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu, cá ngựa để nguyên con, ba kích, dâm dương hoắc cắt thành từng miếng nhỏ rồi xếp gọn vào bình.
- Cho vào bình 1 lít rượu trắng, đậy kín, bảo quản ở nơi thoáng mát.
Sau 1 tuần, bạn có thể dùng rượu, mỗi ngày uống không quá 30ml để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bài thuốc số 4: Ngâm rượu tắc kè và hải mã
Hải mã và tắc kè là hai loại động vật rất tốt cho sức khỏe sinh lý ở nam giới. Khi kết hợp chúng với một số loại thảo dược như kỷ tử, khởi tử, dâm dương hoắc… sẽ giúp bổ thận tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý, kéo dài thời gian quan hệ.
- Nguyên liệu: 1 cặp cá ngựa, 1 cặp tắc kè, 13g khởi tử, 10g câu kỷ tử, 6g dâm dương hoắc, 6g đại hồi.
- Bạn sơ chế sạch nguyên liệu, ngâm nguyên con hoặc chặt ra tùy ý.
- Đổ vào bình 1 lít rượu trắng trên 40 độ, cho các nguyên liệu vào ngâm tùy ý trong vòng 1 tháng.
- Mỗi ngày, bạn dùng tối đa 30ml, ngâm càng lâu càng thấm.
Bài thuốc số 5: Chữa bệnh vô sinh hiếm muộn ở nữ
Cá ngựa khô có tác dụng gì? Từ xa xưa, nhiều chị em phụ nữ đã biết cách sử dụng cá ngựa để chữa vô sinh hiếm muộn. Cách thực hiện như sau:
- Bạn dùng 1 cặp hải mã chế biến sạch, phơi khô hoặc sấy khô, tán thành bột mịn và bảo quản trong lọ kín dùng dần.
Bài viết cùng chủ đề:
- Mỗi lần uống, bạn chỉ cần lấy 1g bột thuốc, uống cùng với nước sôi để nguội.
- Mỗi ngày, người bệnh uống thuốc 3 lần để điều trị bệnh.
Bài thuốc số 6: Hỗ trợ phụ nữ dương khí suy chậm con cái
- Chuẩn bị cá ngựa khô, long nhãn, cốt toái bổ, nhân sâm cắt dược liệu thành từng đoạn nhỏ.
- Cho vào đó một lít rượu trắng và ngâm trong 10 ngày, ngâm càng lâu càng có hiệu quả cao.
- Mỗi ngày, bạn uống 1 bát nhỏ. Bạn có thể pha thêm một chút mật ong vào rượu để dễ uống hơn.
Bài thuốc số 7: Chữa bệnh đẻ khó ở sản phụ
Cá ngựa trị bệnh gì? Phụ nữ đẻ khó có thể áp dụng bài thuốc chữa bệnh như sau:
- Lấy 1 con cá ngựa, đốt trực tiếp hoặc áp lên chảo nóng sao cho cháy ngoài da 70%, trở đều cho cháy sém hai mặt. Khi lửa bén tàn, bạn dừng lại và lấy ra để nguội.
- Tán hải mã thành bột mịn đồng nhất.
- Mỗi lần lấy 10g bột uống, đồng thời tay cầm con cá ngựa còn lại trong cùng một cặp.
Bài thuốc số 8: Chữa bệnh hen phế quản ở trẻ em
Một trong những công dụng của cá ngựa khô là chữa bệnh hen phế quản ở trẻ em. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng cho trẻ em trên 3 tuổi, với trẻ nhỏ hơn thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Chuẩn bị: 5g cá ngựa khô, 10g đương quy, sắc với 200ml nước.
- Khi nước sôi, bạn hạ lửa, đun trên lửa liu riu cho đến khi nước cạn còn 50ml, gạn lấy thuốc để ra riêng.
- Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, uống liên tục nhiều ngày để đạt hiệu quả chữa bệnh cao.
Các món ăn bổ dưỡng từ cá ngựa
Cá ngựa ăn được không? Bên cạnh việc ngâm rượu, làm thuốc, bạn có thể kết hợp hải mã với các nguyên liệu khác để chế biến món ăn. Các món ăn này vừa có ngon miệng vừa bồi bổ cho cơ thể.
Hải mã hầm với gà trống tôm nõn
- Chuẩn bị 1 con gà trống nhỏ, 1g nõn tôm, rượu trắng, hành, gia vị, 10g cá ngựa khô.
- Làm sạch gà, bỏ nội tạng, chặt thành từng miếng vừa ăn. Bạn ngâm cá ngựa và tôm nõn trong nước sôi khoảng 10 phút.
- Cho các nguyên liệu vào hầm cho chín nhừ, thêm hành lá, gia vị cho vừa miệng.
Dùng món ăn này thường xuyên sẽ giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ giới.
Cháo hải mã
- Vo 100g gạo tẻ, sơ chế sạch 2 con hải mã, chặt thành từng miếng nhỏ.
- Nấu cháo hải mã cho chín nhừ, thêm tiêu, hành, ăn lúc còn nóng.
Món ăn này rất tốt cho bệnh nhân bị sưng hạch khó nuốt, sưng tấy do chấn thương, bị u bướu ở bụng, nam giới bị liệt dương.
Cá ngựa hầm gà giò
Món hải mã này được hầm cùng với nguyên liệu bổ dưỡng như gà giò, nấm hương, rất tốt cho sức khỏe nam giới.
- Bạn chuẩn bị nguyên liệu 1 con gà giò, 1 cặp hải mã sống, 30g nấm hương, hành lá, gừng tươi và các loại gia vị.
- Sơ chế sạch sẽ hải mã, gà giò, nấm hương ngâm nước, hành hóa cắt khúc, gừng cắt lát.
- Gà luộc nguyên con, rút bỏ xương, cho các nguyên liệu vào bụng gà, thêm gia vị, rượu. Cho gà vào nồi hầm trong 30 phút cho chín nhừ và sử dụng.
Bầu dục lợn hấp cá ngựa
Đối với những người mắc bệnh thận yếu, suy giảm chức năng thận thì có thể sử dụng bài thuốc từ hải mã và bầu dục lợn để điều trị bệnh:
- Bạn chuẩn bị một con hải mã to, 1 quả bầu dục lợn.
- Sơ chế sạch hải mã, đem rang chín cho đến khi chín vàng, giòn rồi nghiền nát thành bột mịn.
- Bầu dục lợi rửa sạch, cắt đôi, dùng muối và chanh để khử mùi, rửa lại bằng nước cho sạch.
- Cho hải mã vào bên trong bầu dục lợn, khâu kín lại rồi đem hấp cách thủy.
- Bạn dùng trong 15 ngày liên tiếp, mỗi ngày ăn một quả bầu dục để điều trị bệnh thận mãn tính, sưng thận.
Những lưu ý khi sử dụng hải mã
Hải mã là một loại dược liệu quý hiếm không phải ai cũng có thể sử dụng được. Thậm chí có nhiều trường hợp gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng. Do đó, khi sử dụng dược liệu này, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Cá ngựa có tính ấm nên người bị âm hư hỏa vượng, cơ địa nóng trong thì không nên sử dụng.
- Người bị cảm sốt, miệng khô rát, nóng, viêm mũi, viêm xoang cũng không nên sử dụng.
- Phụ nữ đang mang thai sử dụng cá ngựa có thể gây dị tật ở thai nhi.
- Nên sử dụng với liều lượng phù hợp, không được lạm dụng và kiên trì dùng trong một thời gian dài để điều trị bệnh.
- Để an toàn khi chữa bệnh, người bệnh cần đến bác sĩ để thăm khám và hỏi ý kiến chuyên gia trong việc áp dụng các bài thuốc từ hải mã.
Cá ngựa khô bao nhiêu 1kg và mua ở đâu chất lượng?
Giá bán cá ngựa khô ngày một tăng cao do đây là một dược liệu quý hiếm và đang suy giảm nghiêm trọng. Cá ngựa khô giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại, nguồn gốc, kích thước…
Thông thường, mức giá sẽ dao động từ 140.000 – 480.000 đồng/cặp đực – cái, gồm kích thước từ 9 – 16cm. Hải mã tươi cấp đông sẽ dao động từ 300.000 – 400.000 đồng/cặp.
Vậy nên mua cá ngựa khô Hà Nội và các tỉnh thành khác ở đâu để đảm bảo giữ nguyên dưỡng chất có trong nó? Theo đó, khách hàng nên lựa chọn những địa chỉ chuyên nuôi trồng và cung cấp các loại dược liệu uy tín như Vietfarm.
Cá ngựa tại Vietfarm được đánh bắt trực tiếp từ biển Việt Nam và chỉ chọn những con đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nguồn nguyên liệu đầu vào đã được kiểm định chặt chẽ bởi chuyên gia TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – là Viện trưởng viện nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền.
Sau khi đánh bắt, cá ngựa sẽ được chuyển về nhà máy để chế biến với mô hình khép kín, đạt chuẩn GACP – WHO. Tại Vietfarm, cá ngựa sẽ được bán theo cặp với kích thước trên 10cm, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.
Cá ngựa là một dược liệu từ biển cả với rất nhiều những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của con người. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ như trên, bạn sẽ biết được tác dụng của cá ngựa, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!