Thoái hóa cột sống là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả
Thoái hóa cột sống là một bệnh lý phổ biến thuộc hệ xương khớp. Nếu để bệnh kéo dài, không điều trị có thể gây hạn chế, khó khăn khi hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, triệu chứng cụ thể của bệnh thoái hóa cột sống là gì. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên, đồng thời gợi ý cho bạn đọc cách điều trị hiệu quả.
Thoái hóa cột sống m47 là gì?
Cột sống được cấu tạo bởi các đốt xương trải dài từ hộp sọ đến xương chậu xếp chồng lên nhau. Theo đó, mỗi đốt sống được ngăn cách bởi một lớp đĩa đệm nhằm phân tán các chấn động lên cột sống, duy trì thăng bằng cho cơ thể.
Khi các đĩa đệm, khớp và sụn khớp bị thoái hóa, bào mòn, biến dạng sẽ gây ra tình trạng thoái hóa cột sống. Từ đó bệnh nhân bị mất đi trục hỗ trợ trọng lực cơ thể và lớp bảo vệ dây thần kinh. Điều này sẽ gây ra tình trạng khó chịu, đau đớn cho người bệnh khi di chuyển, hoạt động.
Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở vị trí đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. Trong ngành y học, đốt sống thắt lưng được ký hiệu là m47 để phân biệt với những đốt sống khác. Vì vậy, thoái hóa cột sống m47 là chỉ tình trạng thoái hóa ở vị trí đốt sống thắt lưng.
Bệnh thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi hay người làm văn phòng, công nhân bốc vác…
Phân loại và triệu chứng thoái hóa cột sống
Triệu chứng của thoái hóa cột sống sẽ khác nhau tùy vào vị trí và mức độ mắc bệnh ở từng người. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến để nhận biết ra tình trạng thoái hóa cột sống:
Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là triệu chứng phổ biến đầu tiên của thoái hóa cột sống. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không thấy các triệu chứng hoặc chỉ bị ở mức độ nhẹ. Nếu vận động mạnh, người bệnh có thể cảm thấy những cơn đau bất chợt ở vùng cổ. Tuy nhiên khi bệnh đã tiến triển kéo dài được một thời gian, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như:
- Cổ bị đau nhức, co cứng khi trời chuyển lạnh hoặc sau khi ngủ dậy khoảng 30 phút.
- Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó khăn khi xoay hoặc cúi đầu.
- Cơn đau có thể kéo dài trong vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày. Đau đớn có thể lan xuống vai và cả hai cánh tay. Hoặc lan lên vùng đầu, vùng trán.
- Có thể bị biến dạng tư thế như vẹo cổ, sái cổ.
- Tê cứng, mất cảm giác ở tay thậm chí là liệt hai cánh tay
- Xuất hiện các triệu chứng như ngáp, đau đầu, chóng mặt. Nguyên nhân là do bị thoái hóa đốt sống cổ C1, C2.
Thoái hóa đốt sống thắt lưng
Thoái hóa đốt sống thắt lưng là bệnh xương khớp mãn tính xảy ra khi sụn khớp, đĩa đệm bị tổn thương. Tùy theo thời gian mắc bệnh và mức độ nặng, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên hầu hết người bệnh sẽ có những triệu chứng chung như:
- Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng thắt lưng khi không vận động hoặc ngồi quá lâu
- Cơn đau âm ỉ, kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Cơn đau có thể lan xuống đến vùng mông, hông và cả chân.
- Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi nâng các vật nặng, xoay hoặc cúi người.
- Khi bệnh chuyển nặng, người bệnh có thể bị tê liệt tay chân, tay chân kết hợp kém. Từ đó gây khó khăn trong việc di chuyển và hoạt động.
- Cơ bắp bị co thắt gây đau đớn
- Người bệnh có triệu chứng đau đầu và mất thăng bằng
- Không kiểm soát được ruột và bàng quang
Nếu người bệnh có những dấu hiệu trên nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm. Từ đó ngăn ngừa được những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Tình trạng thoái hóa cột sống xuất hiện là do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế bệnh chủ yếu xảy ra do những yếu tố dưới đây.
Do tuổi tác
Những người ngoài 40 tuổi thường có xu hướng mắc các bệnh thoái hóa cột sống. Nguyên nhân là do tuổi càng cao thì cấu trúc cột sống càng bị suy giảm, yếu đi. Lúc này, đĩa đệm bị mất nước, phần bao xơ đĩa đệm bị rách, mô sụn xương bị hao mòn… Đây đều dấu hiệu cho thấy cột sống đã bị thoái hóa, suy yếu.
Do di truyền
Người thân trong gia đình có tiền sử bị thoái hóa cột sống thì khả năng cao thế hệ sau sẽ bị di truyền bệnh. Người sinh ra sẽ có cấu trúc cột sống yếu hơn so với bình thường.
Sai tư thế khi sinh hoạt, làm việc
Ngồi quá lâu trong một tư thế có thể khiến hệ xương khớp trở nên kém linh hoạt. Lâu dần gây ra tình trạng thoái hóa, đau nhức ở người bệnh. Những người làm văn phòng thường có khả năng mắc bệnh cao bởi tính chất công việc thường xuyên phải ngồi lâu một chỗ. Theo thời gian, xương dẫn bị xơ vữa và thoái hóa.
Người lao động thường xuyên khuân vác, đẩy hoặc kéo vật nặng không đúng tư thế cũng dễ bị thoái hóa cột sống. Bởi lúc mang vác vật nặng khiến cơ thể chịu áp lực lớn lên vùng thắt lưng hoặc cổ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương đến cấu trúc cột sống, gây ra các biến dạng nghiêm trọng.
Các chấn thương ở vùng cột sống
Các chấn thương cột sống do tai nạn lao động, giao thông hay thể thao đều có thể là nguyên nhân gây bệnh. Nếu không được điều trị dứt điểm và đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Từ đó tạo tiền đề cho bệnh thoái hóa cột sống xuất hiện.
Thói quen lười vận động
Lười vận động sẽ làm cho quá trình lưu thông kém đi, không cung cấp đủ dưỡng chất để nuôi cột sống. Tình trạng mất nước ở sụn xương theo đó hình thành, lâu dần gây ra thoái hóa xương cột sống. Người bệnh sẽ cảm thấy kém linh hoạt khi hoạt động, có hiện tượng co cứng ở cổ và thắt lưng.
Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân điển hình gây thoái hóa cột sống. Khi bị béo phì, cột sống sẽ phải chịu áp lực lớn nâng đỡ cơ thể và duy trì thăng bằng. Nếu bị thừa cân không kiểm soát sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa và gây ra biến dạng cột sống. Do đó, người bệnh nên kiểm soát cân nặng của mình tránh để xảy ra tình trạng trên.
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Người bệnh không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, dẫn tới tình trạng thiếu các chất magie, canxi và vitamin cho cơ thể. Những chất này đều rất tốt cho hệ xương khớp giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. Cơ thể sẽ bị hạn chế khả năng tái tạo và sản sinh sụn khớp khi thiếu những chất này. Từ đó khiến cho xương cột sống có nguy cơ bị bào mòn gây thoái hóa.
Thóa hóa cột sống có gây nguy hiểm? Biến chứng
Thoái hóa cột sống có gây nguy hiểm không là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân. Theo đó, thoái hóa cột sống là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài, không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Một số biến chứng nguy hiểm mà thoái hóa cột sống có thể gây ra như:
- Gai cột sống: Là sự mọc ra của các gai xương ở phía trước hoặc bên cạnh cột sống. Nếu để lâu ngày, những gai xương này có thể gây tổn thương đến rễ các dây thần kinh. Từ đó gây ra tình trạng đau đớn, mất thăng bằng, khó thở, mất kiểm soát đại tiểu tiện ở người bệnh…
- Thoát vị đĩa đệm: Gây chèn ép các dây thần kinh khiến người bệnh đi đau nhức, tê bì tại vị trí tổn thương.
- Đau dây thần kinh tọa: Thoái hóa đốt sống có thể gây ảnh hưởng xấu đến dây thần kinh tọa. Đây là dây thần kinh lớn của cơ thể nằm ở vị trí từ lưng dưới đến mặt sau của các ngón chân. Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau dữ dội từ cột sống lan xuống đùi, mông hoặc cẳng chân.
- Gây biến dạng cột sống: Người bệnh có thể gặp các biến chứng như gù, cong vẹo cột sống. Những căn bệnh này có khả năng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như tim hoặc phổi.
- Đau tim đột ngột, nhịp tim bị rối loạn: Do các dây thần kinh kiểm soát hoạt động của tim bị chèn ép.
- Mất chức năng vận động, bại liệt tay: Đây là tình trạng nguy hiểm nhất mà thoái hóa cột sống gây ra.
Như vậy có thể thấy thoái hóa cột sống sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Vì thế, bạn nên chú ý đến sức khỏe, nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu của bệnh để kịp thời điều trị.
Cách điều trị thoái hóa cột sống an toàn, hiệu quả
Sau khi nắm bắt được nguyên nhân và triệu chứng, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa cột sống phù hợp. Tuy nhiên, để việc chữa bệnh đạt kết quả tốt nhất, bạn đọc nên đến gặp bác sĩ nghe tư vấn cụ thể.
Người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị thoái hóa đốt sống cho thấy hiệu quả cao sau:
Sử dụng thuốc Tây y chữa thoái hóa cột sống
Nhiều bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thường chọn cách sử dụng thuốc Tây y. Phương pháp này giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau. Đồng thời cải thiện tình trạng sưng viêm khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.
Các loại thuốc Tây y thường được bác sĩ chỉ định dùng cho người bệnh bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Người bệnh có thể sử dụng Paracetamol hoặc Efferalgan khi thấy đau nhức dữ dội không dứt. Các loại thuốc này sẽ làm giảm cơn đau nhanh chóng, xoa dịu cảm giác khó chịu. Những trường hợp thoái hóa nặng có thể dùng thuốc Opioid, Tramadol.
- Thuốc chống viêm không chứa steroid: Người bị thoái hóa cột sống có thể được kê dùng các loại thuốc như Ibuprofen, Piroxicam, Celecoxib. Tác dụng của những loại thuốc này giúp ngăn ngừa tình trạng sưng viêm ở sụn khớp và khớp. Từ đó bảo vệ sụn khớp giảm tình trạng thoái hóa cho cột sống.
- Thuốc giãn cơ Tolperisone, Eperisone: Các loại thuốc này có khả năng cải thiện triệu chứng co cứng, đau cột sống và thắt lưng.
- Thuốc chống thoái hóa cho tác dụng chậm: Người bị thoái hóa cột sống có thể sử dụng thuốc Piascledine, Glucosamine sulfate hay Chondroitin sulfate. Công dụng chính của chúng là giảm đau nhức, làm lành và hồi phục các tổn thương ở sụn khớp cho người bệnh.
- Thuốc giảm đau thần kinh: Bao gồm các loại thuốc: Gabapentin, Pregabalin, Mecobalamin hoặc các Vitamin nhóm B. Trường hợp người bệnh bị chèn ép rễ dây thần kinh nên sử dụng những loại thuốc này.
- Thuốc Corticoid: Chỉ sử dụng khi người bệnh bị thoái hóa cột sống mức độ nặng đau rễ thần kinh hoặc bị chèn ép vào tủy sống.
Lưu ý: Những loại thuốc Tây y có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Chữa thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể chữa thoái hóa cột sống bằng phương pháp vật lý trị liệu. Mặc dù phương pháp này cho hiệu quả chậm nhưng chúng lại rất an toàn cho người bệnh.
Dưới đây là một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến được nhiều người tin dùng như:
- Phương pháp châm cứu: Là hình thức sử dụng các mũi kim tác động lên các huyệt đạo của cơ thể. Từ đó đả thông khí huyết giúp xương cột sống hoạt động trơn tru.
- Phương pháp mát-xa: Giúp người bệnh giảm căng cứng cơ, cải thiện quá trình lưu thông máu. Đồng thời giảm đau cho người bệnh, tăng khả năng vận động linh hoạt.
- Phương pháp diện chẩn: Ổn định não bộ, tủy sống, tăng khả năng sản sinh ra các chất giảm đau trong máu, giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp khác như: Hồng ngoại, chườm nóng, ngâm suối khoáng…
Phẫu thuật chữa trị thoái hóa cột sống
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật thoái hóa cột sống khi mắc phải các trường hợp sau:
- Người bệnh đã áp dụng các phương pháp khác không mang lại hiệu quả
- Người bệnh bị thoái hóa cột sống ở mức độ nặng kéo dài trên 6 tháng
- Trường hợp bệnh nhân bị hẹp ống sống dạng nặng, trượt đốt sống độ 3-4
Phương pháp phẫu thuật sẽ giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ chèn ép lên các dây thần kinh, giảm tình trạng biến dạng cột sống. Tuy nhiên, phẫu thuật thoái hóa cột sống cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi thực hiện.
Bài thuốc Đông y điều trị thoái hóa cột sống ở người già
Đông y cũng là một trong các phương pháp được nhiều người lựa chọn để chữa trị thoái hóa cột sống. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng các thảo dược lành tính, an toàn cho cơ thể.
Bạn đọc có thể tham khảo những bài thuốc Đông y phổ biến được nhiều người sử dụng sau đây:
Bài thuốc số 1
Chuẩn bị:
- 16g xuyên quy
- 12g các nguyên liệu ngưu tất và chi mẫu
- 10g các thảo dược gồm quế chi, độc hoạt, đỗ trọng, cỏ hy thiêm
- 8g các nguyên liệu hoàng cầm, thạch cao, vương cốt đằng
- 6g phòng phong và 6g cẩu tích
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu sắc cùng 500ml nước, đun dưới lửa nhỏ
- Khi thấy nước cạn còn 200ml thì tắt bếp và bắc ra
- Chắt bỏ bã lấy nước uống
Mỗi ngày, người bệnh nên uống bài thuốc này từ 2-3 lần sau ăn để thấy hiệu quả. Bài thuốc trên có tác dụng làm giảm đau nhức cho người bệnh. Đồng thời giúp tán hàn, bồi bổ lưu thông khí huyết và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bài thuốc số 2
Đây là bài thuốc giúp giảm các triệu chứng đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
Chuẩn bị:
- 16g các loại thảo dược thổ phục linh, cơ xước
- 12g các nguyên liệu sinh địa, hà thủ ô, trinh nữ
- 10g lá lốt, 10g thiên niên kiện và 8g quế chi
Cách thực hiện:
- Đem các loại nguyên liệu trên sắc thành thuốc với lượng nước phù hợp
- Đun thuốc ít nhất trong vòng 1 tiếng
- Khi đun xong lọc bỏ bã lấy nước uống
- Sử dụng đều đặn bài thuốc trên ngày 2-3 lần sẽ thấy tác dụng trị bệnh hữu hiệu.
Bài thuốc số 3
Công dụng của bài thuốc là làm giảm triệu chứng đau nhức và cứng khớp lưng, cổ.
Chuẩn bị:
- 16g các loại thảo dược đại hoàng, ý dĩ, cát căn
- 12g các nguyên liệu thược dược và quế chi
- 8g thảo dược ma hoàng
Cách thực hiện:
- Đem sắc các nguyên liệu cùng với 500ml nước dưới lửa nhỏ
- Khi thấy nước cạn một nửa thì tắt bếp bắc ra
- Lọc bỏ bã lấy nước uống
Bài thuốc này cần sử dụng liên tục từ 2-3 lần/ngày thì mới thấy hiệu quả. Thuốc phát huy tác dụng tốt nhất khi uống ấm.
Mẹo dân gian trị thoái hóa cột sống hiệu quả nhất
Ngoài những phương pháp trên, bạn đọc có thể áp dụng các mẹo dân gian để điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Phương pháp này rất đơn giản và dễ thực hiện, ai cũng có thể làm theo. Bạn đọc có thể tham khảo những mẹo dân gian trị thoái hóa đốt sống tại nhà dưới đây:
Sử dụng lá lốt
Người bị thoái hóa cột sống có thể sử dụng lá lốt để điều trị bệnh. Lá lốt sẽ công dụng giảm đau nhức, kháng viêm cho khớp rất hiệu quả. Từ đó ngăn ngừa tình trạng thoái hóa ở cột sống ở người bệnh
Chuẩn bị: Một nắm lá lốt tươi
Cách thực hiện:
- Ngâm lá lốt với nước muối loãng trong vòng 15 phút rồi rửa sạch
- Đem lá lốt giã nhỏ chắt lấy nước
- Phần nước cốt đem chưng cùng với mật ong. Mỗi ngày, người bệnh nên uống 2 lần, mỗi lần uống từ 2-3 thìa cà phê.
- Phần bã có thể rang nóng trên chảo rồi đắp vào vị trí cột sống bị đau.
Dùng ngải cứu để chữa thoái hóa sụn khớp
Ngải cứu là loại cây quen thuộc thường được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp. Bởi loại cây này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhức kéo dài. Sử dụng ngải cứu sẽ giúp bạn cải thiện khả năng vận động, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Chuẩn bị: Một ít lá ngải cứu, muối trắng hạt to
Cách thực hiện:
- Đem ngải cứu rửa sạch để ráo nước
- Sao vàng ngải cứu trên chảo cùng với muối
- Để hỗn hợp lá ngải cứu và muối đắp lên những nơi bị đau nhức
- Người bệnh nên đắp bài thuốc này từ 1-2 lần/ngày để giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh.
Dùng quả nhàu để điều trị bệnh
Quả nhàu có công dụng chữa trị thoái hóa cột sống vô cùng hiệu quả. Các thành phần trong loại quả này có khả năng làm lành và tái tạo các mô xương. Từ đó giúp các mô xương thêm chắc chắn và bảo vệ cấu trúc đĩa đệm. Ngoài ra, quả nhàu có hàm lượng vitamin và các khoáng chất dồi dào rất có ích cho cơ thể
Chuẩn bị: Lá và búp non cây nhàu
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu rồi giã nhỏ chắt lấy nước
- Phần nước cốt đem chưng cùng với mật ong. Mỗi ngày, người bệnh nên uống 2 lần, mỗi lần uống từ 2-3 thìa cà phê.
- Phần bã có thể rang nóng trên chảo rồi đắp vào vị trí cột sống bị đau.
Một số biện pháp phòng tránh thoái hóa cột sống
Để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh. Đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng: Các thực phẩm chứa nhiều axit omega 3, vitamin D rất tốt cho người bị thoái hóa cột sống. Những thực phẩm này có khả năng chống viêm sụn khớp hiệu quả, giảm đau đớn cho người bệnh. Đồng thời chúng hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi ở cơ thể giúp xương chắc khỏe hơn. Người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm như cá hồi, cá mòi, bông cải xanh, các loại cải,….
- Thường xuyên tập thể dục: Hoạt động này sẽ ngăn ngừa nguy cơ cột sống bị căng cứng, thoái hóa do ít vận động. Người bệnh có thể tham gia các hoạt động như đi bộ, bơi hay đạp xe…Chúng vừa có khả năng cải thiện tính linh hoạt của khớp lại vừa tăng cường sức khỏe cơ thể.
- Hạn chế các tư thế không lành mạnh: Cụ thể như đứng, ngồi hoặc làm việc quá lâu trong một tư thế cố định. Hạn chế những tư thế này sẽ làm giảm áp lực lên cột sống. Từ đó ngăn ngừa khả năng thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ.
- Giảm cân khi bị béo phì: Giảm cân sẽ làm giảm áp lực cho cột sống giúp bảo vệ cấu trúc cột sống không bị biến dạng. Ngoài ra, giảm cân cũng giúp ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường, tim mạch hay huyết áp….
- Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc: Nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng bị sưng viêm xương khớp, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh thoái hóa cột sống. Đây là một bệnh lý xương khớp phổ biến có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động sinh hoạt, học tập và làm việc. Do đó, ngay khi thấy dấu hiệu bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!