Trào ngược dạ dày là bệnh gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả nhất

Trào ngược dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê, có đến 80% dân số mắc căn bệnh này. Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể biến chứng, gây nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị của bệnh bạn không thể bỏ qua thông tin trong bài viết dưới đây.

Bệnh trào ngược dạ dày là như thế nào?

Bệnh trào ngược dạ dày còn được gọi là trào ngược dạ dày thực quản, hay trào ngược axit dạ dày. Trong tiếng Anh, bệnh trào ngược axit dạ dày được gọi là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD).

Theo thống kê, có đến 80% dân số mắc căn bệnh trào ngược dạ dày
Theo thống kê, có đến 80% dân số mắc căn bệnh trào ngược dạ dày

Theo các chuyên gia y tế về tiêu hóa, bạn có thể hiểu trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị, dịch mật (acid HCL, pepsin) và thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Tình trạng này gây ra các tổn thương ở vùng họng và hầu, thực quản. Bệnh thường xảy ra ngay và sau khi ăn. Tình trạng này xảy ra 2-3 lần/tuần và không đi kèm các triệu chứng khác thì được gọi là trào ngược dạ dày thực quản.

Theo thống kê, ở Việt Nam có đến hơn 80% dân số mắc phải căn bệnh này. Bệnh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hằng ngày của nhiều người.

Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày

Đây là căn bệnh khá phổ biến, nên vì thế mà các triệu chứng cũng rất dễ nhận biết. Người bệnh chỉ cần chú ý một chút có thể nhanh chóng phát hiện bệnh. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường gặp nhất.

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Đây là dấu hiệu điển hình và dễ nhận biết nhất của bệnh trào ngược axit dạ dày. Theo đó, tình trạng này xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị giãn nở, tạo điều kiện cho hơi và dịch dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Từ đó gây ra hiện tượng ợ hơi, ợ nóng hoặc ợ chua. Đồng thời tình trạng này cũng khiến vùng thượng vị bị nóng lên. Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn, hoặc lúc bạn cúi người về phía trước.
  • Tiết nước bọt: Khi axit và dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản, khoang miệng sẽ thúc đẩy cơ thể tiết nước bọt. Nước bọt được tiết ra nhằm mục đích trung hòa lượng axit này. Đây là cũng một phản xạ tự nhiên của cơ thể.
  • Miệng đắng: Dịch mật trong dạ dày trào lên sẽ sinh ra hiện tượng miệng đắng.
  • Buồn nôn hoặc nôn: Đây cũng là triệu chứng thường gặp ở những người bị trào ngược dạ dày. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh ăn quá no, hoặc quá đói, nằm ngay sau khi ăn.
  • Ngực đau tức, khó thở: Triệu chứng này tuy không thường gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Theo đó, khi thức ăn và dịch vị trào lên thực quản, người bệnh sẽ cảm thấy vùng ngực bị đau tức nhẹ, nóng rát, đôi khi kèm theo khó thở.

Trong trường hợp bạn không phát hiện và điều trị bệnh sớm có thể sẽ gặp thêm một vài triệu chứng như dưới đây:

  • Khó nuốt: Bệnh không được điều trị, axit trong dạ dày thường xuyên trào lên thực quản khiến thực quản bị viêm nhiễm, phù nề dẫn đến vướng mắc ở cổ họng. Từ đó sinh ra hiện tượng khó nuốt, đau khi nuốt.
  • Ho khan: Axit dạ dày trào lên cũng khiến các bộ phận khác bị ảnh hưởng. Cụ thể là dây thanh quản và thanh quản gặp axit bị sưng tấy, viêm nhiễm. Từ đó gây ra ho khan, ho kéo dài dai dẳng, khàn tiếng.
  • Bụng đau âm ỉ: Bệnh trào ngược dạ dày không được điều trị có thể dẫn đến tình trạng chảy máu, viêm loét thực quản, dạ dày. Đây chính là nguyên nhân khiến bụng xuất hiện những cơn đau âm ỉ và đi ngoài ra máu.
  • Viêm phổi: Dịch vị dạ dày thường xuyên bị trào lên thực quản có thể tràn lan vào phổi và gây nên viêm nhiễm.
  • Hen suyễn: Trào ngược axit dạ dày không được chữa trị có thể gây ra các cơn ho kéo dài vào ban đêm.
  • Sụt cân: Axit trào lên khiến đau tức ngực, miệng đắng. Người bệnh khi này sẽ cảm thấy ăn uống không ngon miệng, chán ăn, cơ thể không đủ chất dinh dưỡng và sụt cân đột ngột.

Bệnh khi mới khởi phát, các triệu chứng ở mức độ nhẹ. Chính vì vậy mà thường bị người bệnh chủ quan bỏ qua, không xem trọng. Lâu dần, các triệu chứng nghiêm trọng hơn, thường xuyên hơn. Lúc này người bệnh mới đi khám, nhưng bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn mới, nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân bị trào ngược axit dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày là tình trạng axit, dịch mật dạ dày trộn lẫn với thức ăn và trào ngược lên vùng thực quản. Từ đó gây ra những khó chịu, viêm nhiễm ở thực quản và các bộ phận khác. Nguyên nhân chính khiến cho thức ăn trào lên được là do cơ thắt thực quản yếu. 

Chúng ta ví dạ dày như một cái thùng chứa thức ăn. Cơ thắt thực quản được ví như cái nắp ngăn giữa dạ dày và thực quản. Khi thức ăn được nạp vào cơ thể, thực cơ thắt thực quản sẽ giãn ra để thức ăn đi xuống. Sau đó nó sẽ đóng lại, ngăn không cho thức ăn trào lên. Tuy nhiên khi cơ thắt thực quản này bị yếu đi, không thể tùy chỉnh đóng mở, thức ăn sẽ nhân cơ hội đó mà trào ngược lên.

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, cơ thắt thực quản bị suy yếu do nhiều nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do lượng axit trong dạ dày quá lớn, tác động khiến cơ này bị ảnh hưởng dẫn đến hoạt động kém đi.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến cơ thắt thực quản yếu đi:

Lạm dụng các loại thuốc tân dược trong một thời gian dài

Việc bạn sử dụng các loại thuốc Tây y điều trị các bệnh huyết áp, trầm cảm hay an thần trong một thời gian dài chính là nguyên nhân khiến cơ thắt dạ dày bị tổn thương. Theo đó các loại thuốc chứa hoạt chất aspirin, naproxen, holecytokinin, theophylline, hoặc ibuprofen là các tác nhân chính gây giãn cơ thắt thực quản.

Thói quen xấu

Các thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cơ thắt thực quản yếu đi và gây ra bệnh trào ngược dạ dày. Đây cũng là tác nhân làm cho dạ dày bị quá tải, không hoạt động tốt. Từ đó góp phần gây ra bệnh trào ngược axit dạ dày.

Một số thói quen không lành mạnh gây bệnh phải kể đến như:

  • Ăn uống không điều độ, quá no hoặc quá đói.
  • Ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Ăn những đồ ăn khó tiêu hóa, gây đầy hơi như trứng, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn.
  • Làm việc nặng hoặc nằm ngay sau khi ăn no.
  • Uống quá nhiều bia, rượu, cà phê, trà, thức uống có gas (coca,pepsi).
  • Hút thuốc lá quá nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, thực quản.
  • Thường xuyên thức khuya, căng thẳng, stress quá độ. Bởi lúc này dạ dày sẽ tiết ra một loại hoạt chất có tên cortisol, từ đó tăng lượng axit dạ dày gây ra trào ngược.

Bệnh lý

Bệnh lý là một trong những nguyên nhân khiến cho cơ thắt thực quản và dạ dày bị thương tổn.

  • Nhiễm trùng thực quản
  • Hệ thần kinh thực quản bị tổn thương
  • Hẹp môn vị dạ dày thực quản
  • Dạ dày bị viêm nhiễm, phù nề
  • Ung thư dạ dày, thực quản

Ngoài các nguyên nhân kể trên, mang thai hoặc béo phì cũng gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược axit dạ dày có gây nguy hiểm? Biến chứng

Trào ngược axit dạ dày là căn bệnh thường gặp, vậy nó có gây nguy hiểm không? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm.

Theo đó, bệnh trào ngược dạ dày nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể khỏi hoàn toàn và không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên do các triệu chứng ban đầu khá nhẹ nên thường bị người bệnh bỏ qua. Chỉ khi các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn và ở mức độ nghiêm trọng người bệnh mới để tâm và đi khám. Thế nhưng lúc này tình trạng trào ngược đã chuyển biến nghiêm trọng.

Một số biến chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như:

Viêm đường hô hấp

Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh trào ngược axit dạ dày. Theo đó, axit dạ dày trào ngược lên thực quản, từ đó gây ra các bệnh về đường hô hấp. Cụ thể như viêm họng, ho gió, ho khan, ho có đờm, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang….

Hẹp thực quản

Axit dạ dày và pepsin thường xuyên trào lên khiến thực quản bị tổn thương, gây ra tình trạng viêm loét, xơ hóa. Từ đó dẫn đến việc thực quản bị hẹp và co rút.

Chảy máu thực quản

Đây là một biến chứng nguy hiểm do bệnh trào ngược axit dạ dày gây ra. Đây là tình trạng các tĩnh mạch ở thực quản bị giãn nở đến mức vỡ ra, gây xuất huyết.

Barrett thực quản

Barrett thực quản là tình trạng niêm mạc bên trong thực quản bị tổn thương, kích thích quá độ. Lúc này các tế bào lót bên trong thực quản sẽ bị biến dạng thành hình cột. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, 5-10% số người mắc barrett thực quản sẽ bị ung thư thực quản – một căn bệnh nguy hiểm.

Ung thư thực quản

Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh có thể nhận biết ung thư thực quản qua một số triệu chứng như: Sụt cân một cách bất thường, đau tức vùng xương ức, hố thượng đòn xuất hiện hạch to, khó nuốt,…

Để tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, khi thấy cơ thể có dấu hiệu trào ngược dạ dày bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách. Bạn không nên chủ quan để bệnh biến chứng nguy hiểm.

Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày

Để điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, xác định được căn nguyên gây bệnh sẽ giúp cho việc điều trị nhanh và hiệu quả hơn.

Nội soi thực quản là phương pháp phát hiện bệnh hiệu quả
Nội soi thực quản là phương pháp phát hiện bệnh hiệu quả

Để xác định tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng. Nghĩa là bác sĩ hỏi bạn về tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh, các triệu chứng bạn đang gặp phải. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Kiểm tra nồng độ pH thực quản và trợ kháng: Việc này để kiểm tra độ axit trong thực quản khi cơ thể ăn hoặc ngủ.
  • Nội soi thực quản (EGD): Đây là thủ thuật đơn giản để bác sĩ có thể quan sát rõ ràng bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng của bạn.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên (GI): Đây cũng là một thủ thuật không quá phức tạp. Mục đích của việc này là lấy mẫu mô ở thực quản để làm sinh thiết.
  • Chụp X-quang thực quản dạ dày có cản quang: Kiểm tra này giúp bác sĩ thấy được những bất thường tại vùng thực quản.
  • Đo áp lực thực quản: Mục đích là kiểm tra các cơn co thắt thực quản khi bệnh nhân nhai và nuốt. Đây cũng là phương pháp đo độ co giãn của cơ thắt thực quản.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra, kết hợp với triệu chứng lâm sàng bác sĩ sẽ xác định được tình trạng và nguyên nhân gây nên bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh trào ngược axit dạ dày hiệu quả.

Mẹo dân gian trị trào ngược

Với những trường hợp bệnh mới khởi phát, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để trị bệnh tại nhà.

  • Ưu điểm: Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ.
  • Nhược điểm: Những mẹo dân gian không có khả năng chữa dứt điểm bệnh. Đồng thời thường cho tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài.

Một số mẹo trị bệnh trào ngược tại nhà như:

Nghệ

Nghệ là thực phẩm quen thuộc được trồng trên khắp đất nước Việt Nam. Theo Đông y, nghệ có vị đắng và mùi thơm nhẹ. Trong nghệ tươi chứa một lượng lớn Curcumin có khả năng kháng viêm và chống oxy hóa. Ngoài ra trong nghệ còn có các chất khác như tinh dầu, tinh bột, chất béo và canxi oxalat.

Nhờ bảng thành phần này, nghệ tươi góp mặt trong nhiều bài thuốc dân gian trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, xương khớp.

Cách sử dụng nghệ chữa bệnh trào ngược dạ dày như sau:

Cách 1

  • Bạn chuẩn 3 thìa cà phê tinh bột nghệ và mật ong nguyên chất.
  • Trộn đều 3 muỗng cà phê tinh bột nghệ với 2 thìa mật ong nguyên chất và ăn.
  • Bạn ăn nghệ mật ong vào mỗi buổi sáng. Kiên trì sử dụng cho đến khi tình trạng trào ngược cải thiện.

Cách 2

  • Bạn chuẩn bị 2 thìa cà phê tinh bột nghệ và một quả dừa tươi.
  • Đổ nước dừa tươi vào nồi và đun sôi.
  • Sau khi nước sôi bạn cho 2 thìa tinh bột nghệ vào, khuấy đều và uống.
  • Kiên trì sử dụng cho đến khi triệu chứng trào ngược thuyên giảm.

Nha đam

Nha đam là loài cây khá phổ biến và được biết đến là “thần dược” làm đẹp. Ngoài công dụng làm đẹp da, trong nha đam chứa rất nhiều axit amin (A, C, B1, B5, B2, B6, E), khoáng tố vi lượng (Cu, Na, Ca, K, Fe…). Các chất này có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường miễn dịch rất hiệu quả. 

Còn theo Đông y, nha đam có tính mát và vị hơi đắng, thường dùng để chữa các bệnh như đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, xương khớp, viêm da,…

Cách sử dụng nha đam cải thiện trào ngược axit dạ dày như sau:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 300g nha đam và mật ong.
  • Nha đam đem gọt bỏ phần vỏ xanh và giữ lại phần gel trong suốt.
  • Cho gel nha đam dưới vòi nước và rửa sạch.
  • Thái nha đam thành khúc nhỏ sau đó trộn đều với 300ml mật ong nguyên chất.
  • Đem bảo quản nha đam mật ong vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi lần dùng bạn lấy ra khoảng 2-3 thìa và ăn trực tiếp.
  • Người bệnh ăn hỗn hợp này ngày 2 lần, kiên trì cho đến khi bệnh được cải thiện.

Hạt đậu rồng

Cây đậu rồng là loại cây khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến công dụng chữa bệnh của nó. Theo đó đậu rồng chứa rất nhiều chất xơ giúp hoạt động tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời các hợp chất khác có trong đậu rồng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch.

Cách sử dụng đậu rồng chữa bệnh như sau:

  • Bạn chuẩn bị khoảng hạt đậu rồng, sau đó dùng nước lọc rửa sạch, để ráo.
  • Đem hạt đậu rồng đi rang cho đến khi dậy mùi thơm. Lưu ý không nên rang cháy quá, không tốt cho sức khỏe.
  • Mỗi ngày trước khi ăn sáng và tối, bạn nên nhai khoảng 10 hạt đậu rộng.
  • Kiên trì áp dụng cách này cho đến khi tình trạng trào ngược thuyên giảm.
  • Hoặc bạn cũng có thể chế biến đậu rồng thành các món ăn như: Đậu rồng luộc, thịt bò xào đậu rồng….

Lá mơ lông

Đây là loại cây rất đỗi quen thuộc với nhiều người. Nó còn có các tên gọi khác như rau mơ, ngữ hương đằng, mơ tam thể,… Lá mơ lông có tính bình, vị đắng. Công dụng chính của lá mơ lông là giải độc, thanh nhiệt cơ thể, sát trùng, tiêu thũng hiệu quả. Loại lá này thường được dùng để trị các bệnh như khó tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ, đau bao tử. Một công dụng không thể không kể đến của lá mơ lông chính là chữa trào ngược axit dạ dày. Đây là mẹo dân gian được đánh giá cao về hiệu quả, không tốn kém, dễ làm.

Lá mơ lông chữa bệnh trào ngược hiệu quả
Lá mơ lông chữa bệnh trào ngược hiệu quả

Cách làm như sau:

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá mơ lông, dùng nước rửa sạch.
  • Đem lá mơ lông đi ngâm nước muối trong vòng 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Lá mơ lông bạn cho vào cối và giã nát.
  • Lọc bỏ bã, chiết lấy nước cốt lá mơ lông và uống. Kiên trì áp dụng cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.

Gừng, mật ong

Gừng và mật ong đều là những thực phẩm có công dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài ra các hoạt chất có trong gừng và mật ong cũng giúp giảm đau nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hơn nữa đây là những thực phẩm lành tính, không gây tác dụng phụ. 

Gừng và mật ong chuyên dùng để trị các bệnh về đường tiêu hóa, xương khớp, da liễu. Vì vậy khi bị trào ngược dạ dày bạn có thể yên tâm sử dụng gừng mật ong.

Cách làm như sau:

  • Bạn chuẩn bị 2 củ gừng tươi, loại nhỏ. Cùng với mật ong nguyên chất.
  • Gừng để nguyên vỏ, rửa sạch và thái thành nhiều lát mỏng.
  • Đem gừng đã thái ngâm với mật ong, bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Mỗi lần dùng, bạn lấy ra 2 lát gừng và ngậm, hoặc nuốt. Bạn nên ăn gừng sau khi đã ăn no.
  • Kiên trì sử dụng cách này để thấy hiệu quả.

Đông y chữa bệnh trào ngược dạ dày

Theo Đông y, bệnh trào ngược dạ dày là do chứng nghịch khí xảy ra ở phổi, gan, và dạ dày. Để điều trị bệnh trào ngược axit dạ dày, bạn cần phải giáng khí, kiện tỳ, hoạt huyết. Đồng thời bồi bổ cơ thể từ bên trong, khôi phục chức năng của dạ dày và thực quản.

Một số bài thuốc Đông y trị trào ngược axit dạ dày như:

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu

  • Bạn chuẩn bị 6 vị thuốc sau mỗi loại 16g: Liên nhục, mã đề, bạch truật, cam thảo, hoài sơn và đương quy.
  • 3 vị thuốc sau mỗi loại 10g: Trần bì, chi tử và bán hạ.
  • 3 loại dược liệu sau mỗi vị 12g: Bạch thược, râu ngô và đan bì.
  • Cuối cùng là 20g rau má.

Cách làm

  • Các nguyên liệu trên bạn rửa sạch dưới vòi nước và để ráo.
  • Cho tất cả vào nồi và đun cùng 1 lít nước.
  • Đun cho đến khi nước cạn còn khoảng một nửa là được.
  • Bạn chia thuốc ra 4 bát và uống trong 2 ngày. Nghĩa là mỗi ngày uống 2 bát sau khi ăn no.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu

  • Các vị thuốc sau mỗi loại 10g: Chỉ xác và bán hạ chế.
  • 3 loại thảo dược sau mỗi vị 12g:  Trần bì, cam thảo và viễn chí.
  • 5 vị thuốc sau mỗi loại 16: Liên nhục, cát căn, ngưu tất, bạch truật và hoài sơn.
  • Cuối cùng là hắc táo nhân và phòng sâm mỗi vị thuốc 20g.

Cách làm

  • Các nguyên liệu kể trên bạn dùng nước rửa sạch.
  • Cho vào nồi, đổ ngập nước và đun với lửa nhỏ.
  • Chia thuốc thành 4 bát và uống trong 2 ngày. Người bệnh nên sử dụng thuốc sau khi đã ăn no.

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu

  • Người bệnh chuẩn bị 4g sinh khương và 15g hoàng kỳ.
  • Các vị thuốc sau mỗi loại 10g: Chỉ xác và trần bì.
  • Mỗi loại thảo dược sau 16g: Xương bồ, bạch truật, lá lốt, sâm đại hành, đương quy, lá đắng, ngũ sắc, biển đậy và tía tô.

Cách làm

  • Tất cả các vị thuốc trên bạn rửa sạch và đem sắc với nước.
  • Chia thuốc làm 4 phần và uống trong 2 ngày. Mỗi ngày uống 2 phần sau khi đã ăn no.

Bài thuốc số 4

Nguyên liệu

  • Bạn chuẩn bị 8g thanh bì, 10g trần bì và 12g bối mẫu.
  • Cùng với 16g trạch tả và thược dược 20g. 
  • Đan bì và chi tử mỗi vị cũng 20g.

Cách làm

  • Các loại thảo dược trên bạn rửa sạch và cho vào ấm sắc.
  • Chia nước thuốc làm 5 phần và uống đều trong ngày.

Ưu điểm của các bài thuốc Đông y là sử dụng thảo dược thiên nhiên lành tính, không gây tác dụng phụ. Không chỉ chữa tận gốc căn nguyên gây bệnh, các bài thuốc Đông y còn giúp tái tạo niêm mạc dạ dày, làm lành các vết loét. Từ đó điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tuy nhiên Đông y vẫn tồn tại một số hạn chế. Đó là Đông y tác dụng thường chậm hơn Tây y, người bệnh khi lựa chọn phương pháp này nên kiên trì. Bạn tuyệt đối không nên bỏ dở liệu trình, vì nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Trị trào ngược dạ dày HP bằng Tây y

Với ưu điểm giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày HP, Tây y là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Tùy theo thể trạng và nguyên nhân gây ra bệnh bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng những loại thuốc phù hợp.

Thuốc kháng sinh Tây y giảm nhanh triệu chứng bệnh
Thuốc kháng sinh Tây y giảm nhanh triệu chứng bệnh

Dưới đây là một thuốc loại thuốc tân dược thường được chỉ định khi bị trào ngược dạ dày HP:

  • Thuốc Gaviscon: Đây là loại thuốc có công dụng cải thiện các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi do bệnh trào ngược axit dạ dày gây ra.
  • Thuốc Gastosic: Công dụng của thuốc là ức chế vi khuẩn HP sinh sôi và phát triển. Đồng thời giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau tức do bệnh gây ra. Cải thiện tình trạng viêm loét ở dạ dày và thực quản, chống trào ngược.
  • Thuốc Nexium: Có khả năng ức chế quá trình bơm Proton. Đồng thời ngăn chặn tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây khó chịu cho người bệnh.
  • Thuốc chống trào ngược dạ dày của Mỹ: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bạn bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống trào ngược dạ dày có xuất xứ từ Mỹ. Cụ thể như: Pepto Bismol, Prilosec OTC hoặc Ez Maximum Strength…
  • Thuốc chống trào ngược dạ dày của Nhật Bản: Các loại thuốc chống trào ngược của Nhật Bản cũng được đánh giá cao về hiệu quả. Một số loại thuốc như Sucrate – A, Kyabeijin MMSC Kowa, hoặc Gaster 10, Sebuberu Eisai,…

Với trường hợp bệnh nhân là phụ nữ có thai, trẻ em sẽ được chỉ định những loại thuốc đặc trị riêng.

  • Phụ nữ đang có thai: Chị em khi mang thai cũng thường mắc trào ngược dạ dày. Lúc này chị em nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị an toàn cho cả mẹ và bé. Một số loại thuốc thường được chỉ định như Amoxicillin, muối nhôm hoặc muối Mg2,…
  • Trẻ nhỏ: Đây là đối tượng sức đề kháng yếu, bố mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Một số loại thuốc thường dùng trị trào ngược cho bé như Maalox, Rolaids, Riopan, Alka Seltzer hoặc Mylanta,…

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Không kết hợp thuốc tùy tiện, việc này có thể gây ra tình trạng phản tác dụng, khiến bệnh trở nặng.

Lưu ý khi bị trào ngược dạ dày

Khi bị trào ngược axit dạ dày, ngoài áp dụng các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để ngăn ngừa bệnh tái phát. Đồng thời hỗ trợ việc chữa bệnh đạt kết quả tốt nhất.

  • Khi bị trào ngược dạ dày người bệnh nên kiêng thuốc lá.
  • Một mẹo nhỏ cho người bệnh đó là nhai kẹo cao su sau khi ăn.
  • Tập thói quen ăn chậm và nhai thật kỹ thức ăn.
  • Chia nhỏ bữa ăn và không nên nằm hoặc làm việc nặng sau khi ăn no.
  • Không nên thức quá khuya hoặc căng thẳng, stress quá độ.
  • Không mặc đồ quá chật.
  • Duy trì cân nặng thích hợp. Trường hợp bạn bị béo phì nên giảm cân vì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
  • Áp dụng các phương pháp thư giãn để tránh bệnh tái phát hoặc trở nặng.
  • Tăng cường rèn luyện thân thể để tăng cường đề kháng và miễn dịch.
Chia nhỏ bữa ăn để ngăn bệnh tái phát
Chia nhỏ bữa ăn để ngăn bệnh tái phát

Ngoài thực hiện các thói quen tốt trên, bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh. Đồng thời cũng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

  • Người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Không ăn các loại thực phẩm có vị cay nóng, mặn, khó tiêu.
  • Bạn không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
  • Không nên các các loại quả chua như cam, quýt, bưởi, khế,…
  • Socola là thực phẩm người bị trào ngược dạ dày không nên ăn.
  • Các món ăn có cà chua người bị trào ngược không nên ăn.
  • Trà, cà phê, bia, rượu, coca, pepsi là những thức uống người bệnh không nên sử dụng.
  • Người bệnh nên ăn những thực phẩm có khả năng hút dịch thừa dạ dày như bánh mỳ, yến mạch.
  • Bạn nên ăn nhiều rau xanh. Rau xanh giúp bổ sung chất xơ, từ đó giảm lượng axit dạ dày, và bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể. Một số loại rau tốt cho người bệnh như dưa chuột, ngọn bí non, cải thảo, bắp cải,…
  • Bạn nên ăn nhiều thịt trắng như thịt lợn, thịt vịt, thịt ngan. Đây là thực phẩm giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày. Đồng thời bổ sung chất đạm cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
  • Ăn nhiều các loại quả ngọt. Ví dụ như đu đủ chín, việt quất, kiwi, ổi, xoài,… Công dụng của chúng là trung hòa axit dạ dày, bổ sung vitamin C tăng cường đề kháng.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh trào ngược dạ dày. Theo đó bệnh trào ngược axit dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy ngay khi phát hiện ra những triệu chứng trào ngược, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị đúng cách. Hy vọng bài viết đã giúp bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích bảo vệ sức khỏe.

Yoga chữa trào ngược dạ dày là phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng hiện nay
TOP 10 bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất
Tập yoga là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả cao. Hoạt động này không chỉ giúp người bệnh nâng…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.