Viêm amidan: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Viêm amidan là bệnh lý tại đường tai mũi họng phổ biến hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi, đối tượng nào. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ chuyển triển thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về viêm amidan, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả.
Viêm amidan là gì?
Amidan là bộ phận bao gồm 2 hạch bạch huyết nằm ở phía sau cổ họng. Cơ quan này có chức năng ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn, virus vào cơ thể. Đồng thời sản sinh ra các kháng thể IgG cần thiết cho miễn dịch, bảo vệ đường hô hấp.
Viêm amidan là tình trạng các amidan trong cổ họng bị sưng và viêm. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn, virus tấn công quá mức, ồ ạt vào cơ quan hô hấp khiến các amidan bị nhiễm trùng. Từ đó dẫn tới hiện tượng sưng viêm kèm theo các triệu chứng gây đau đớn, khó chịu.
Viêm amidan có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ từ 3-12 tuổi là những đối tượng thường dễ mắc bệnh nhất.
Mặc dù, nguyên nhân gây nhiễm trùng amidan là do các virus, vi khuẩn nhưng chúng không lây nhiễm giữa người với người. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi tiếp xúc với những người bị viêm amidan.
Phân loại và triệu chứng của viêm amidan
Tùy theo thời gian phát bệnh, viêm amidan được thành hai dạng chính, gồm cấp và mãn tính. Dưới đây là những triệu cụ thể của từng phân loại bệnh:
Viêm amidan cấp tính
Những triệu chứng trong giai đoạn này thường khởi phát nhanh chóng và đột ngột, gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng bao gồm:
- Amidan sưng đỏ và đau nhức
- Vùng cổ họng khô rát, cảm thấy khó khăn và đau khi nuốt hoặc ho
- Cảm thấy khó thở, tức ngực, thở khò khè
- Đau nhức ở tai
- Bị khàn giọng hoặc mất tiếng
- Sốt cao 39 – 40 độ C, mệt mỏi, chán ăn
- Có thể xuất hiện mủ màu trắng hoặc vàng ở amidan
Nếu được điều trị tốt và đúng cách, amidan cấp tính có thể được chữa khỏi nhanh chóng sau 2 tuần.
Viêm amidan mạn tính
Bệnh bị tái phát nhiều lần hoặc để lâu ngày dẫn tới tình trạng viêm amidan mạn tính. Lúc này, các triệu chứng cũng tương tự với giai đoạn cấp tính, tuy nhiên chúng lại kéo dài dai dẳng và dữ dội hơn.
- Amidan viêm và sưng đỏ, tái phát thường xuyên
- Cảm thấy ngứa rát, vướng víu trong cổ họng khi nuốt thức ăn
- Hơi thở có mùi hôi
- Ho khan thành từng cơn hoặc ho có đờm kéo dài
- Ho nhiều gây đau, rát cổ họng, khàn tiếng
- Sốt liên tục
- Cảm thấy khó thở, trẻ em có thể bị ngưng thở khi ngủ
Viêm amidan mạn tính thường được chia thành 3 dạng sau:
- Viêm quá phát: Các bên amidan trong vòm họng sưng to và chạm vào nhau gây lấp kín họng. Người bệnh sẽ thấy khó thở, thở khò khè, ngáy to hoặc thậm chí ngưng thở khi ngủ.
- Viêm xơ teo: Sau mỗi lần vi khuẩn gây viêm nhiễm, hai bên amidan nhỏ và teo dần. Bề mặt amidan bị xơ hóa hoặc xuất hiện mủ bã đậu khiến người bệnh bị đau nhức, khó chịu vòm họng.
- Viêm hốc mủ: Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát họng, hôi miệng. Hoặc xuất hiện mủ khi nói chuyện, ho, cười đùa, hắt hơi…
Nguyên nhân gây viêm amidan
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan. Thế nhưng chúng ta có thể kể đến một vài nguyên nhân chính như:
- Nhiễm virus: Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nếu bị những loại virus như adenovirus, epstein-barr, enteroviruses, hay virus cúm… xâm nhập.
- Nhiễm vi khuẩn: Nguyên nhân gây bệnh amidan thường do các cầu khuẩn nhóm A, cầu thận, tụ cầu… Bác sĩ chuyên khoa đánh giá, viêm amidan do nhiễm khuẩn có mức độ nặng hơn so với nhiễm virus. Khi mắc bệnh, bạn sẽ cần phải áp dụng điều trị chuyên sâu.
- Tăng bạch cầu: Bạch cầu có chức năng ngăn chặn các tác nhân xâm nhập vào cơ thể. Lượng bạch cầu tăng có thể cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm amidan trong cổ họng.
- Cấu trúc amidan bất thường: Amidan được cấu tạo bởi nhiều hốc, khe và hệ thống bạch huyết. Sự bất thường trong những cấu trúc này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus tích tụ, gây viêm nhiễm amidan.
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Thời tiết chuyển lạnh đột ngột sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp ảnh hưởng xấu đến vòm họng. Đây cũng cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và sinh trưởng gây bệnh.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Theo bác sĩ tại nha khoa điều trị Vidental, điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển trong khoang miệng. Từ đó chúng sẽ tấn công amidan tạo ra tình trạng sưng, viêm ở cơ quan này.
- Môi trường ô nhiễm: Những môi trường ô nhiễm có nhiều khói, bụi bẩn và hóa chất độc hại sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Nghiêm trọng nhất là những bộ phận như họng, mũi, amidan.
- Mắc các bệnh đường hô hấp: Viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm… cũng có thể là những nguyên nhân gây bệnh amidan.
Viêm amidan có gây nguy hiểm đến tính mạng? Các biến chứng
Viêm amidan không gây nguy hiểm đến tính mạng, và sẽ khỏi nhanh chóng nếu được chăm sóc và điều trị tốt. Ngoài ra, bệnh lý này cũng không lây lan trong cộng đồng nên bạn có thể yên tâm khi tiếp xúc với người bệnh.
Tuy nhiên, nếu để lâu ngày không được chữa trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Sốt thấp khớp: Là tình trạng nhiễm trùng amidan do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Vi khuẩn lúc này di chuyển từ họng đến các khớp xương, tim và mô trong cơ thể. Biến chứng này có các biểu hiện như sốt, mặt xanh xao, ăn không ngon, đau nhức xương khớp, tim đập nhanh và thở gấp.
- Viêm cầu thận: Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu, di chuyển đến thận và gây nhiễm trùng tại đây. Viêm cầu thận thường có diễn biến khá phức tạp, gây rối loạn điện giải, hạ huyết áp. Nguy hiểm hơn là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Viêm mô tế bào amidan: Đây là hiện tượng các mô liên kết của amidan bị nhiễm trùng sâu. Chúng xảy khi bệnh không được điều trị kịp thời dẫn tới vi khuẩn xâm nhập sâu vào các mô của cơ thể.
- Áp xe quanh amidan: Được coi là biến chứng nặng nhất của bệnh. Biểu hiện bằng các ổ mủ trong họng gây đau nhức dữ dội kèm theo sốt cao, chảy nước miếng, hôi miệng… Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe có thể tự vỡ gây phù nề cho thanh quản, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu.
Những biến chứng này có mức độ nguy hiểm khác nhau, nhưng đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị nếu phát hiện mắc các triệu chứng viêm amidan.
Cách điều trị viêm amidan an toàn, hiệu quả nhất
Nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, bạn cần đến gặp các bác sĩ để được thăm khám khi thấy các triệu chứng viêm amidan cấp tính. Tùy theo tình trạng, sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Bạn đọc có thể tham khảo những cách điều trị viêm amidan hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định dưới đây:
Điều trị viêm amidan bằng phương pháp nội khoa (uống thuốc)
Nội khoa là phương pháp điều trị được nhiều người chọn lựa khi bị viêm amidan cấp tính. Theo đó, sử dụng các loại thuốc tân dược giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm amidan. Dưới đây là một số loại thuốc tân dược thường được chỉ định trong điều trị viêm amidan:
- Thuốc kháng sinh: Những trường hợp bị viêm amidan do nhiễm liên cầu khuẩn sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh. Cụ thể như amoxicillin hoặc penicillin… đều là những loại thuốc được sử dụng phổ biến. Sử dụng đều đặn trong vòng 10 – 14 ngày sẽ giúp người bệnh ức chế vi khuẩn phát triển, ngăn ngừa nhiễm trùng hoàn toàn.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Bao gồm paracetamol, aspirin,… Chúng có tác dụng cải thiện triệu chứng sốt cao, đau nhức họng do bệnh gây ra. Hoặc sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm ibuprofen hoặc diclofenac trong trường hợp hạch bạch huyết sưng to.
- Thuốc giảm xung huyết, phù nề: Người bệnh có thể dùng men chống viêm alpha choay hoặc amitase…
- Các loại thuốc tại chỗ: Bao gồm dung dịch nước muối NaCl 0,9%; những loại thuốc kháng viêm, sát khuẩn như lysopaine, oropivalone hoặc betadine…
Sử dụng phương pháp nội khoa giúp cải thiện các triệu chứng nhưng không thể điều trị bệnh tận gốc. Ngoài ra, nếu bạn lạm dụng thuốc quá mức có thể gặp phải các vấn đề như tăng men gan, suy thận, giảm trí nhớ, táo bón… Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của các bác sĩ.
Phương pháp ngoại khoa điều trị amidan (phẫu thuật)
Câu hỏi viêm amidan có phải phẫu thuật không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc nếu mắc các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, khi dùng thuốc không mang lại hiệu quả, bạn cần tới sự can thiệp của các phương pháp ngoại khoa.
Người bệnh sẽ được trị định phẫu thuật trong các trường hợp sau:
- Viêm nhiễm amidan tái phát thường xuyên, liên tục
- Người bệnh bị mắc các biến chứng nguy hiểm như: Áp xe quanh amidan, áp xe thành họng, viêm cầu thận,…
- Người bị viêm mạn tính quá phát gây khó khăn khi ăn uống, nói chuyện. Đồng thời ảnh hưởng xấu tới các chức năng hô hấp khiến người bệnh cảm thấy khó thở, thậm chí là ngưng thở khi ngủ.
Cắt amidan là phương pháp chữa trị bệnh hiệu quả và triệt để nhất. Tuy nhiên, chúng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro trong và sau quá trình phẫu thuật. Người bệnh có thể bị sốc phản phệ, chảy máu hoặc nhiễm trùng sau khi phẫu thuật. Do đó, bạn cần cân nhắc cẩn thận trước khi thực hiện phương pháp này.
Áp dụng bài thuốc Đông y chữa bệnh hiệu quả
Theo Đông y, viêm amidan là do tạng phế mất điều hòa, phong nhiệt, ngoại tà xâm nhập. Các bài thuốc Đông y sẽ có công dụng bồi bổ chính khí, phục hồi công năng của các tạng phủ. Từ đó đẩy lùi ngoại tà, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn.
Người bệnh nên áp dụng các bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả cao sau:
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị: 16g kim ngân hoa; 14g liên kiều; 12g các thảo dược ngưu hoàng tử, hoàng cầm. Kết hợp cùng 10g các thảo dược bạc hà, cát cánh; 8g hoàng liên.
- Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu đun dưới lửa nhỏ cùng 700ml nước. Đến khi còn 350ml nước thì bắc ra để nguội rồi sử dụng. Mỗi ngày uống đều đặn 3 lần trước khi ăn.
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị: 15g các thảo dược ngân hoa, huyền sâm. Kết hợp cùng 10g các nguyên liệu: Tang bì, bạc hà, kinh giới, thiên hoa phấn, sơn đậu căn, xích thược, ngưu bàng tử, bạch cương tàn, 6g cam thảo.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên sau khi rửa sạch bạn đem sắc thành thuốc. Chia chỗ nước thu được thành 4 phần đều nhau uống trong ngày. Duy trì sử dụng trong vòng 2 tháng sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.
Bài thuốc số 3:
- Chuẩn bị: 16g thảo dược kim ngân hoa và huyền sâm; 12g các nguyên liệu liên kiều, đạm trúc diệp, ngưu bàng tử; 8g cam thảo, bạc hà, kinh giới mỗi vị 5g.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc thành thuốc cùng với 200ml nước. Mỗi ngày sử dụng 1 thang, chia ra uống 3 lần trong ngày.
Trị viêm amidan hiệu quả bằng các mẹo dân gian
Chữa viêm amidan bằng mẹo dân gian có ưu điểm là an toàn, tiết kiệm và dễ thực hiện. Người bệnh có thể áp dụng các mẹo chữa bệnh hiệu quả sau đây:
Dùng mật ong để trị viêm amidan
Mật ong có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh. Chúng ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn vào cổ họng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Cách thực hiện: Pha một cốc nước chanh ấm, cho thêm 2-3 thìa mật ong vào khuấy đều rồi sử dụng. Mỗi ngày uống nước chanh mật ong từ 1-2 lần sẽ thấy cải thiện tình trạng bệnh.
Chữa nhiễm trùng amidan bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có tác dụng kháng liên cầu khuẩn nhóm A hữu hiệu, bảo vệ vòm họng cho người bệnh. Để thực hiện mẹo dân gian này, bạn cần chuẩn bị một nắm rau diếp cá. Rửa sạch rồi đem rau xay nhuyễn lấy nước cốt. Hòa nước cốt diếp cá với 1 thìa cà phê mật ong rồi uống. Người bệnh nên sử dụng hỗn hợp này từ 2-3 lần/ngày để thấy hiệu quả.
Sử dụng lá húng chanh để trị bệnh
Lá húng chanh có khả năng kháng khuẩn mạnh, từ đó ngăn chặn các tác nhân có hại tấn công đường hô hấp. Đồng thời loại thảo dược này còn có công dụng trừ đờm, giảm ho hiệu quả.
Cách làm: Rửa sạch lá húng chanh, thái nhỏ rồi hấp cách thủy với đường phèn. Lọc bỏ bã lấy nước uống trực tiếp. Mỗi ngày sử dụng thức uống trên từ 3-5 lần để sát khuẩn cho vòm họng.
Những cách phòng tránh viêm amidan hiệu quả
Viêm amidan là một bệnh lý đường hô hấp có khả năng tái phát rất cao. Nếu để lâu ngày, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính gây khó chịu cho người bệnh, đồng thời kéo dài thời gian điều trị. Vì thế, bạn nên chủ động áp dụng những biện pháp phòng tránh bệnh dưới đây:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn.
- Thực hiện súc miệng hằng ngày bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn để làm sạch vòm họng. Từ đó loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp, làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi thất thường, chuyển lạnh đột ngột. Đặc biệt là các vị trí mũi, cổ họng và tay chân.
- Giữ không gian sống luôn thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm mốc. Điều này sẽ ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như nấm mốc, bụi bẩn, vi khuẩn,… có trong không khí.
- Hãy luôn đeo khẩu trang mỗi khi bạn cần ra ngoài, nhất là đến những khu vực công cộng. Khẩu trang sẽ giúp người bệnh bảo vệ vòm họng trước sự tấn công của vi khuẩn, virus.
- Chữa trị dứt điểm các bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản… Bởi những bệnh lý trên có thể gây ảnh hưởng đến amidan, khiến bộ phận này bị nhiễm trùng.
- Hạn chế hút thuốc lá, hoặc đến những môi trường ô nhiễm, có nhiều khói thuốc.
- Nâng cao sức khỏe bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, điều độ. Tăng cường rèn luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng đẩy lùi bệnh tật.
Viêm amidan là một bệnh lý phổ biến thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ nhỏ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi nhanh chóng chỉ sau 2 tuần. Tuy nhiên, khi bệnh kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị. Vì thế, bạn nên đến gặp các bác sĩ để được thăm khám ngay khi thấy xuất hiện những biểu hiện viêm amidan cấp tính.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!