Những thông tin cần biết về trĩ vòng và cách điều trị bệnh hiệu quả
So với các loại trĩ khác, trĩ vòng thường nguy hiểm hơn và cách điều trị cũng phức tạp hơn nhiều. Vậy trĩ vòng là gì, nguyên nhân nào khiến bạn bị bệnh trĩ vòng, cách phòng ngừa bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu đáp án cho những câu trả lời trên thông qua bài viết dưới đây.
Trĩ vòng là gì? Dấu hiệu nhận biết
Trĩ vòng là gì là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, trĩ vòng là thể bệnh trĩ khá hiếm gặp, nó thường xảy ra khi bệnh trĩ tiến triển nặng. Lúc này, thay vì một búi trĩ, người bệnh sẽ thấy hậu môn xuất hiện từ 3 búi trĩ trở lên, tạo thành vòng tròn bao quanh hậu môn.
Trĩ vòng và bệnh sa trực tràng có nhiều điểm giống nhau, để phân biệt 2 căn bệnh này bạn có thể dựa vào vòng tròn bao quanh hậu môn. Tuy gọi là trĩ vòng nhưng kích thước các búi trĩ khác nhau nên vòng bao quanh hậu môn sẽ có chỗ to, chỗ nhỏ. Còn đối với sa trực tràng, các khối sa sẽ tròn đều theo hình tròn đồng tâm.
Cũng giống như các loại trĩ khác, người bị trĩ vòng thường có các dấu hiệu dưới đây:
- Đại tiện ra máu, bạn có thể nhận thấy rõ tình trạng này nhất nếu thường xuyên theo dõi phân hoặc giấy vệ sinh. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ nhìn thấy một chút máu dính trên giấy lau. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển biến nặng, máu sẽ chảy thành giọt, thành tia gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh.
- Hậu môn tiết dịch cũng là triệu chứng thường gặp của người bị trĩ vòng.
- Đặc biệt khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh còn sờ thấy hoặc nhìn thấy búi trĩ sót lại tại hậu môn sau vệ sinh.
- Người mệt mỏi, uể oải do tình trạng thiếu máu mãn tính khi gặp bệnh trĩ
- Đau rát hậu môn, đặc biệt là những trường hợp bị táo bón hoặc tiêu chảy nặng.
Dấu hiệu của bệnh trĩ võng thường dễ bị nhầm lẫn với các loại trĩ khác. Do vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây bệnh trĩ vòng. Tuy nhiên, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến căn bệnh này bùng phát mạnh hơn.
- Táo bón mạn tính: Táo bón kéo dài có thể làm tình trạng trĩ nặng hơn và gây ra bệnh trĩ vòng.
- Chế độ ăn không hợp lý: Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất đạm và chất béo có thể làm tăng nguy cơ táo bón. Điều này gián tiếp gây bệnh trĩ.
- Đặc thù công việc: Nếu bạn đang làm những công việc phải ngồi nhiều hoặc đứng nhiều thì nó có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn và làm tăng nguy cơ bị trĩ vòng.
- Nhịn đi đại tiện: Thói quen này có thể khiến phân bị khô, cứng và khiến tình trạng táo bón nặng lên. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ trĩ vòng.
- Trĩ nội và trĩ ngoại không được điều trị: Trĩ nội và trĩ ngoại nếu không được điều trị có thể tiến triển nặng, tình trạng này có thể khiến búi trĩ nội và ngoại bị phình to ra, liên kết với nhau để tạo thành các vòng.
Trĩ vòng có nguy hiểm không?
Trĩ vòng có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng xung quanh hậu môn: Khi các búi trĩ phình to và bao quanh vùng hậu môn, nó có thể gây tắc hậu môn. Tình trạng này kéo dài có thể gây viêm nhiễm hoặc thậm chí là hoại tử hậu môn.
- Gây thiếu máu: Trĩ vòng có thể gây chảy máu liên tục, khi lượng máu chảy nhiều, người bệnh có thể bị thiếu máu nghiêm trọng, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.
- Khiến người bệnh đau đớn: Cũng như các loại trĩ khác, trĩ vòng nặng có thể gây tắc mạch. Lúc này các cục máu đông nhỏ sẽ xuất hiện trong các búi trĩ. Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi vệ sinh.
Cách điều trị trĩ vòng
Cũng tương tự như trĩ nội, trĩ ngoại, để điều trị trĩ vòng hiệu quả, bạn cần dựa vào tình trạng cụ thể của mình để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. 3 phương pháp phổ biến nhất hiện nay được áp dụng để trị bệnh trĩ vòng là: Mẹo dân gian, Tây y và Đông y.
Mẹo dân gian và cách chăm sóc tại nhà
Để thu nhỏ búi trĩ và cải thiện triệu chứng của bệnh, bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản dưới đây:
- Chườm đá hoặc ngâm nước mát: Dùng khăn lạnh chườm lên vùng hậu môn đã được vệ sinh sẽ giúp cải thiện cục máu đông bị tắc nghẽn ở tĩnh mạch. Ngoài chườm đá, bạn cũng có thể ngâm hậu môn trong chậu nước mát để cải thiện lưu thông máu và giảm trình trạng sa búi trĩ.
- Sử dụng lá diếp cá: Bạn có thể sử dụng diếp cá theo nhiều cách khác nhau để trị trĩ vòng như uống nước ép diếp cá, dùng lá diếp cá giã nát đắp vào hậu môn hoặc đun nước diếp cá để xông rửa hậu môn.
- Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn, do vậy bạn có thể dùng nó để ngăn ngừa các biến chứng do trĩ vòng gây ra. Để dùng trầu không trị trĩ, người bệnh có thể lấy lá trầu đun nước xông hơi, sau đó ngâm rửa vùng da bị trĩ.
- Chữa trĩ vòng bằng cây thiên lý: Có 2 cách sử dụng thảo dược này để trị trĩ vòng. Cách thứ nhất, bạn có thể giã phần lá lấy nước cốt để đắp vào hậu môn. Cách thứ hai là sử dụng hoa thiên lý như một món ăn hàng ngày.
- Sử dụng quả sung trị khỏi bệnh trĩ: Sung là thảo dược thường được dùng để trị táo bón và chữa bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ vòng. Bạn có thể dùng quả sung để ăn sống hoặc nấu với nước để uống hàng ngày.
Đông y trị bệnh
Để điều trị trĩ vòng bằng Đông y, bạn nên đến gặp thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được xác định mức độ của bệnh, từ đó kê đơn thuốc cho phù hợp. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh mà người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc uống hay thuốc bôi.
Các bài thuốc uống và bôi trị trĩ
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị sinh địa, mẫu đơn trắng, hạt trắc bách và hắc chi ma mỗi loại 12g, dược cần, hoa hòe và đào nhân mỗi loại 8g, địa hoàng 4g và sắc lên thành thuốc.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị địa di, hoa hòe, bạch tô, hoàng văn, mẫu đơn đỏ, tần quy 12g; sinh địa 20g. Sắc tất cả nguyên liệu trên và uống hàng ngày để làm giảm triệu chứng của bệnh.
- Bài thuốc 3: Dùng sinh địa, hoàng liên, ngưu nhĩ, hoàng bá mỗi loại 16g; mẫu đơn đỏ 12g, tần quy, thoát hạch nhân, địa hoàng mỗi vị 8g. Sắc thuốc uống liên tục để cảm nhận hiệu quả
- Bài thuốc 4: Chuẩn bị 40g ngải cứu, 40g bạch tô, 20g đường quất, 20g hoa hòe và 12g phèn chua. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc lấy nước để ngâm rửa hậu môn hàng ngày.
Tây y
Trĩ vòng là tình trạng trĩ rất nghiêm trọng, do vậy, phương pháp dùng thuốc uống và thuốc bôi ít được áp dụng. Theo các bác sĩ Tây y, để điều trị trĩ vòng hiệu quả, bạn có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật. Người bệnh có thể tham khảo các cách phẫu thuật cắt trĩ dưới đây:
Phẫu thuật cắt trĩ vòng cổ điển
Hai phương pháp cổ điển thường được áp dụng để loại bỏ trĩ vòng là cắt khoanh niêm mạc da hoặc cắt từng búi trĩ. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp cắt khoanh niêm mạc da thường không được áp dụng vì nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đại tiện mất tự chủ, hẹp hậu môn…
Phẫu thuật mới
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều phương pháp phẫu thuật loại bỏ trĩ vòng đã ra đời. Những phương pháp này dựa trên nguyên tắc bảo tồn phần da ở ống hậu môn và giảm đau tối đa cho người bệnh. Một số phương pháp phẫu thuật mới được áp dụng để loại bỏ trĩ vòng là:
- Phẫu thuật Longo: Để loại bỏ trĩ vòng, bác sĩ sẽ cắt một vòng dưới niêm mạc trực tràng nhằm kéo búi trĩ và trực tràng bị sa vào vị trí cũ đồng thời giảm quá trình lưu thông máu đến các búi trĩ. Phẫu thuật Longo giúp điều trị trĩ vòng nhanh chóng, tuy nhiên phương pháp này thường khá tốn kém, do vậy người bệnh nên dựa vào tài chính của bản thân để lựa chọn cách chữa trĩ phù hợp.
- Khâu treo trĩ bằng tay: Đây là phương pháp được sáng tạo dựa trên Longo. Cách thực hiện này không chỉ giảm đau đớn cho người bệnh mà nó còn giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí.
- Phẫu thuật cột động mạch bằng Doppler: Với những người bị trĩ vòng độ 3, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị này. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng một dụng đầu dò siêu âm Doppler gắn với một ống soi ở hậu môn nhằm tìm các nhánh động mạch và khâu lại ở vị trí cách đường lược 2cm.
Phòng ngừa trĩ vòng như thế nào?
Bệnh trĩ vòng thường khó điều trị, do đó bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm để hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những thay đổi về chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp phòng ngừa trĩ hiệu quả.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ: Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên ăn nhiều các loại rau, củ, quả. Đây là những thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
- Uống đủ nước mỗi ngày: Cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm táo bón.
- Thực hiện tốt các thói quen khi đi vệ sinh: Để tránh bệnh tái phát hoặc nặng lên, bạn nên duy trì những thói quen tốt khi đi vệ sinh như không xem điện thoại khi đi vệ sinh, không rặn quá mạnh hoặc nhịn đi vệ sinh…
- Nên đứng dậy đi lại khi phải ngồi làm việc quá lâu: Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, từ đó hạn chế nguy cơ bị trĩ.
- Tránh mang vác vật nặng, tập luyện quá sức: Những hoạt động này có thể làm tăng áp lực lên hậu môn, trực tràng và khiến bạn có nguy cơ mắc trĩ cao.
Trĩ vòng là bệnh lý khá phức tạp, cần điều trị sớm để hạn chế các biến chứng. Do vây, khi có triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!