Bị lòi dom sau khi sinh: Cách điều trị nhanh chóng, triệt để
Bị lòi dom sau khi sinh là tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh con, đặc biệt ở những người sinh thường. Tình trạng này có thể khiến chị em mệt mỏi, khó chịu vì lòi dom có thể gây đau xung quanh hậu môn và khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện. Vậy vì sao phụ nữ sau sinh hay bị lòi dom và điều trị căn bệnh này như thế nào?.
Bị lòi dom sau sinh là gì? Có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, lòi dom (hay còn gọi là lòi trĩ) là cách gọi của bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, lúc này búi trĩ đã bị sa ra khỏi hậu môn và không có khả năng co lại. Khác với tình trạng trĩ khi mang thai, nếu bà bầu bị lòi dom khi mang thai thì tình trạng này sẽ không tự khỏi sau khi sinh. Lúc này, người bệnh sẽ tiếp tục bị lòi dom sau khi sinh.
Ngoài ra những phụ nữ mang thai thường xuyên bị táo bón, phụ nữ sinh thường có thời gian rặn đẻ lâu và bị bệnh trĩ quá nặng cũng có nguy cơ cao bị lòi dom khi mang thai và bị lòi dom sau khi sinh.
Kích thước của búi dom bị thò ra ngoài sẽ khác nhau ở từng người. Thông thường, các búi dom có kích thước dao động từ 2 – 4cm. Búi trĩ càng to thì sự bất tiện mà nó gây ra cho người bệnh càng nhiều.
Nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị sai cách, sản phụ bị lòi dom sau khi sinh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như:
- Thiếu máu mãn tính do mất máu nhiều: Bị lòi dom sau khi sinh có thể khiến sản phụ bị chảy máu kéo dài ở búi dom. Nếu không áp dụng các biện pháp can thiệp, chị em có thể bị thiếu máu mãn tính. Thiếu máu có thể khiến người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể xanh xao.
- Dễ gây viêm nhiễm phụ khoa: Lòi dom có thể gây viêm nhiễm xung quanh khu vực hậu môn. Hậu môn và các cơ quan sinh dục ở vị trí gần nhau nên vi khuẩn từ hậu môn có thể di chuyển đến cơ quan sinh dục gây viêm nhiễm và gây ra các bệnh phụ khoa.
- Giảm ham muốn tình dục: Tình trạng bị lòi dom ở phụ nữ sau khi sinh có thể khiến chị em bị đau xung quanh vùng hậu môn. Búi trĩ phát triển lớn còn khiến chị em thấy vướng víu bất tiện. Tất cả những điều này khiến sản phụ không còn hứng thú với chuyện chăn gối.
Biểu hiện của lòi dom sau khi sinh
Bị lòi dom sau khi sinh có thể khiến chị em bị đau đớn nhất là mỗi khi đi đại tiện. Nếu có những biểu hiện dưới đây, thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm vì có thể bạn đang bị lòi dom.
- Đau rát vùng hậu môn: Người bị lòi dom sẽ bị đau rát hậu môn khi đi đại tiện hoặc khi phải đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu.
- Hậu môn bị ẩm ướt: Chất nhầy ở búi dom bị chảy ra có thể khiến vùng da xung quanh hậu môn luôn bị ẩm ướt, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.
- Thấy máu xuất hiện trong phân hoặc trên giấy vệ sinh: Chảy máu ở búi trĩ là triệu chứng thường gặp ở những người bị lòi dom. Nếu bị lòi dom nhẹ, lượng máu lẫn trong phân sẽ ít, ngược lại lòi dom nặng có thể khiến máu chảy nhiều, thậm chí chảy thành giọt hoặc thành tia.
- Vướng víu ở hậu môn: Lòi dom xảy ra khi búi trĩ bị thò ra ra ngoài, tình trạng này có thể khiến một số người cảm thấy vướng víu khó chịu. Người bệnh có thể cảm nhận thấy hoặc nhìn thấy sự tồn tại của búi trĩ.
Nguyên nhân gây lòi dom sau khi sinh
Lòi dom thường hay xảy ra ở phụ nữ sau sinh, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Theo các chuyên gia, sản phụ có thể bị lòi dom sau khi sinh có thể xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:
- Rặn đẻ kéo dài hoặc sai cách: Quá trình rặn đẻ kéo dài hoặc sản phụ rặn đẻ sai cách có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn, từ đó khiến các búi dom bị thò ra ngoài.
- Táo bón kéo dài: Táo bón kéo dài sau khi sinh có thể khiến bệnh trĩ mà sản phụ mắc trong thời gian mang thai nặng lên và khiến các búi dom tăng kích thước, sau đó sa ra ngoài hậu môn.
- Sản phụ đã từng bị trĩ nhiều lần: Sản phụ bị trĩ trong những lần mang thai dù đã được chữa khỏi nhưng nó vẫn có khả năng tái phát nếu chị em có chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Trĩ xuất hiện ở những lần sau sẽ nặng hơn lần trước và làm tăng nguy cơ bị lòi dom.
Điều trị lòi dom như thế nào?
Sản phụ sau sinh và bà bầu bị lòi dom phải làm sao? Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà người bị lòi dom sau khi sinh có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. 3 phương pháp trị lòi dom được nhiều người áp dụng đó là mẹo dân gian, Đông y và Tây y. Trong đó, mỗi phương pháp này đều có ưu, nhược điểm riêng, do đó bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để lựa chọn cách điều trị phù hợp với mình.
Mẹo dân gian
Những người bị lòi dom sau khi sinh nhẹ có thể áp dụng các biện pháp dân gian để cải thiện triệu chứng của bệnh. Các mẹo dân gian thường khá dễ thực hiện và an toàn nên bạn có thể áp dụng tại nhà mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
- Dầu dừa: Dầu dừa có chứa nhiều loại vitamin và các các chất chống oxy hóa nên nó giúp giảm tình trạng sưng viêm và ngứa ngáy ở búi trĩ hiệu quả. Để trị lòi dom sau sinh, sản phụ có thể thoa một lớp dầu dừa mỏng lên búi trĩ vào 2 lần sáng tối. Nên áp dụng phương pháp trên liên tục trong ít nhất 1 tháng để cảm nhận hiệu quả.
- Diếp cá: Trong rau diếp cá có chứa một số hoạt chất giúp thành mạch dẻo dai, từ đó hạn chế nguy cơ bị trĩ. Ngoài ra, trong loại rau này còn có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hàm lượng chất xơ dồi dào, do vật nó giúp phòng ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai và sau sinh hiệu quả. Để cải thiện tình trạng bị trĩ lòi dom sau khi sinh, bạn có ăn sống diếp cá, uống nước ép diếp cá hoặc dùng diếp cá nấu nước để xông vùng hậu môn.
- Nha đam: Không chỉ giúp kháng viêm, kháng khuẩn, gel nha đam còn hoạt động như một chất bôi trơn. Sử dụng nha đam hàng ngày sẽ giúp giảm cơn đau và giảm tình trạng chảy máu ở búi trĩ khi bị lòi dom sau khi sinh. Bạn có thể lấy gel nha đam thoa trực tiếp lên búi trĩ, nên thực hiện liên tục 2 – 3 lần/ngày và thực hiện trong ít nhất 10 ngày để thấy hiệu quả.
Đông y trị trĩ lòi dom sau sinh
Theo Đông y, chị em dễ bị lòi dom sau khi sinh là do quá trình sinh con khiến khí huyết trong cơ thể bị hư tổn, các cơ bắp ở xương chậu, hậu môn bị lỏng lẻo. Do vậy, để điều trị trĩ lòi dom, các thầy thuốc Đông y thường dựa vào mức độ, triệu chứng của bệnh để lựa chọn các loại thảo dược phù hợp.
Các bài thuốc Đông y dạng uống trị trĩ lòi dom sau sinh:
- Bài thuốc 1: Sử dụng các vị thuốc như trắc bá diệp, chỉ xác, hoa hòe, kinh giới, hoàng bá… với lượng vừa đủ (phụ thuộc vào tình trạng bệnh) để sắc lên uống hàng ngày.
- Bài thuốc 2: Sử dụng các vị thuốc mộc hương, trần bì, đương quy, bạch truật, đẳng sâm… sắc lấy nước uống hàng ngày. Nên thực hiện bài thuốc trên liên tục cho đến khi thấy triệu chứng lòi dom giảm dần.
Ngoài các bài thuốc dạng uống, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc Đông y dạng ngâm hoặc xông khi bị lòi dom sau khi sinh:
- Bài thuốc 1: Dùng hòe hoa, thương xác mỗi loại 20g; kinh giới, ngải cứu mỗi loại 40g, phèn chua 12g. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một tàu lá chuối lành lặn, bọc kín lại và cho vào nồi đun sôi 10 phút, sau đó tắt bếp. Lấy bọc lá chuối vừa đun ra, chọc một lỗ nhỏ trên đó sau đó xông trực tiếp vào vùng hậu môn. Sau khi xông xong, người bệnh có thể dùng nước vừa đun ngâm rửa hậu môn.
- Bài thuốc 2: Dùng bạch phàn, mang tiêu mỗi loại 30g, xuyên quân 20g. Cho 3 nguyên liệu trên vào ấm và nấu sôi lên. Để nước nguội bớt sau đó ngâm rửa hậu môn 2 ngày một lần, mỗi lần 15 phút để giúp búi dom tiêu dần.
Tây y trị trĩ lòi dom sau sinh
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng trĩ lòi dom không cải thiện thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. 2 phương pháp Tây y thường được áp dụng để giúp sản phụ bị lòi dom sau khi sinh là nội khoa và ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Sử dụng các loại thuốc Tây là cách điều trị thường được áp dụng cho những người bị lòi dom sau khi sinh nhẹ. Những loại thuốc này sẽ giúp giảm các triệu chứng lòi dom nhanh chóng, tuy nhiên bạn nên cẩn trọng khi sử dụng vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Một số loại thuốc thường được kê đơn cho người bệnh trĩ là:
- Thuốc kháng viêm, giảm đau.
- Thuốc làm bền tĩnh mạch.
- Thuốc đặt hậu môn để co búi trĩ.
- Thuốc nhuận tràng để giảm táo bón.
Điều trị ngoại khoa
Với những trường hợp bị lòi dom sau khi sinh nặng, hoặc triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân tiến hành phẫu thuật để loại bỏ trĩ. Phương pháp này có thể giúp điều trị trĩ dứt điểm và hạn chế bệnh tái phát. Tuy nhiên, nó có thể khiến người bệnh đau đớn và cần một khoảng thời gian để phục hồi.
Cách chăm sóc và phòng ngừa lòi dom sau sinh
Bị lòi dom sau khi sinh là nỗi ám ảnh của chị em. Do vậy để phòng ngừa bệnh tái phát hoặc nặng lên, bạn nên thực hiện một số biện pháp dưới đây:
- Vận động nhẹ nhàng thường xuyên: Đứng hoặc ngồi quá lâu đều có thể gây áp lực lên hậu môn, do vậy, nếu đang làm việc phải đứng hoặc ngồi thường xuyên, bạn nên tranh thủ vận động nhẹ nhàng để giảm nguy cơ bị trĩ.
- Không nhịn đi vệ sinh, cầm điện thoại vào nhà vệ sinh: Những điều này có thể làm tăng nguy cơ táo bón và khiến chị em dễ bị lòi dom sau sinh hơn.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, củ quả…trong chế độ ăn uống để phòng ngừa táo bón.
- Hạn chế tập luyện quá sức hoặc mang vác vật nặng: 2 điều này có thể gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và gián tiếp gây trĩ.
Trên đây là những thông tin về bị lòi dom sau khi sinh và một số phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về bệnh để có cách điều trị phù hợp. Tốt nhất, khi có triệu chứng bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!