Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì? Cách xử lý hiệu quả

Bà bầu uống thuốc trị đau dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ nếu sử dụng thuốc đau dạ dày trẻ sinh ra có thể bị dị tật, quái thai. Vì vậy, nhiều chị em rất băn khoăn trước câu hỏi đau dạ dày khi mang thai phải làm gì. Mời các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được câu trả lời cụ thể.

Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì để mau khỏi bệnh

Đau dạ dày là hiện tượng phổ biến khi mang thai. Bệnh có thể khiến mẹ bầu bị ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu… Tình trạng này kéo dài mẹ bầu sẽ chán ăn, dẫn đến suy nhược cơ thể. Từ đó khiến thai nhi thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển.

Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm
Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm

Các loại thuốc tân dược có thể giúp mẹ bầu giảm nhanh các cơn đau dạ dày. Tuy nhiên chúng sẽ gây ra những tác dụng xấu ảnh hưởng đến em bé. Vậy chị em đau dạ dày khi mang thai phải làm gì? Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều mẹ bầu. Bài viết này sẽ gợi ý một số giải pháp giúp mẹ bầu cải thiện bệnh đau dạ dày.

Mẹ bầu đau dạ dày phải làm sao? Thay đổi thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống không lành mạnh và khoa học là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau dạ dày cho mẹ bầu. Vì vậy, để cải thiện tình trạng bệnh các mẹ nên xây dựng cho mình một thói quen ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng. Việc này cũng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mẹ bầu bị đau dạ dày có thể xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh theo các hướng dẫn sau:

  • Hạn chế các nhóm thực phẩm gây tăng tiết axit dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng. Cụ thể như thực phẩm chua (dưa, cà muối…), thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn. Hoặc các chất kích thích, nước uống có cồn, có gas…
Thực phẩm muối chua sẽ làm tăng tình trạng đau dạ dày cho bà bầu
Thực phẩm muối chua sẽ làm tăng tình trạng đau dạ dày cho bà bầu
  • Theo dõi từng giai đoạn phát triển của thai nhi để bổ sung nguồn dinh dưỡng phù hợp. Bởi mỗi giai đoạn, bé sẽ cần những chất dinh dưỡng khác nhau. Việc áp dụng khẩu phần ăn theo từng giai đoạn sẽ giúp bé có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Đồng thời tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu.
  • Mẹ bầu bị đau dạ dày nên chia nhỏ phần ăn trong ngày của mình thành 4-5 bữa/ngày. Tác dụng của việc này là giúp cho dạ dày không phải chịu áp lực lớn. Từ đó tránh gây đau dạ dày, giúp đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày nên ăn chậm, nhai kỹ. Bởi ăn nhanh có thể làm xuất hiện các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, đau thượng vị cho bà bầu.
  • Chế biến các loại thực phẩm dưới dạng lỏng, mềm để dạ dày dễ dàng tiêu hóa. Thức ăn được chế biến dưới dạng luộc, hấp, cháo, súp…cũng rất tốt cho mẹ bầu bị đau dạ dày.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau, củ, quả như súp lơ, bắp cải, rau bina, đậu nành, khoai lang… Đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu. Đồng thời giúp mẹ bầu tiêu hóa hiệu quả hơn, tránh bị táo bón.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Thói quen sinh hoạt khoa học cũng giúp mẹ bầu giảm tần suất các cơn đau dạ dày. Mẹ bầu bị đau dạ dày nên tuân thủ theo chế độ sinh hoạt dưới đây:

  • Khi mang thai, phụ nữ có những thay đổi về tâm sinh lý nên cần nghỉ ngơi đầy đủ. Tránh âu lo căng thẳng trong sinh hoạt, làm việc, luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn.
Tinh thần thoải mái, thư giãn sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ đau dạ dày
Tinh thần thoải mái, thư giãn sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ đau dạ dày
  • Vào 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên dành toàn bộ thời gian để nghỉ ngơi tại nhà, không nên làm việc. Vì làm việc có thể khiến mẹ bầu bị căng thẳng, stress kích thích cơn đau dạ dày.
  • Nếu bà bầu cảm thấy lo âu, căng thẳng nên chia sẻ với bạn đời hoặc người thân.
  • Các phương pháp như nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền… sẽ có công dụng thư giãn, giải tỏa căng thẳng cho mẹ bầu.
  • Kể từ 3 tháng giữa thai kỳ trở đi, mẹ bầu có thể tập luyện các động tác vận động nhẹ nhàng. Cụ thể như các bài tập yoga. Chúng không chỉ giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, tăng cường độ dẻo dai mà còn giảm đau dạ dày hữu hiệu.

Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì? Uống nhiều nước

Uống nhiều nước có thể cải thiện các cơn đau dạ dày ở bà bầu. Nguyên nhân là bởi nước đảm bảo cho dạ dày và đường ruột hoạt động một cách trơn tru. Nếu thiếu nước hoạt động ở đường tiêu hóa sẽ trở nên yếu kém, tạo điều kiện cho các cơn đau dạ dày xuất hiện.

Ngoài ra, khi bị đau dạ dày, mẹ bầu sẽ có các triệu chứng đau ở thượng vị, buồn nôn và nôn liên tục. Theo đó, cơ thể sẽ rất nhanh bị mất nước. Uống nhiều nước sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng này ở bà bầu.

Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo mỗi ngày mẹ bầu nên uống từ 2-3 lít nước. Các mẹ có thể lựa chọn uống nước lọc hoặc thay thế bằng những loại nước trái cây.

Sử dụng nghệ để trị đau dạ dày cho bà bầu

Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì để mau khỏi bệnh? Câu trả lời là sử dụng nghệ kết hợp với mật ong.

Các thành phần trong nghệ có công dụng trung hòa axit dạ dày, làm lành ổ viêm loét. Từ đó giúp cải thiện hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Mật ong có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hữu hiệu, tham gia vào quá trình tái tạo niêm mạc. Mẹ bầu có thể sử dụng bài thuốc từ nghệ và mật ong dưới đây để chữa trị bệnh trào ngược dạ dày, đau dạ dày.

Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì? Câu trả lời là sử dụng tinh bột nghệ để chữa trị bệnh
Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì? Câu trả lời là sử dụng tinh bột nghệ để chữa trị bệnh

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Bột nghệ, 100ml nước ấm, mật ong
  • Hòa tan 2 thìa bột nghệ vào 100ml nước ấm
  • Sau đó cho thêm 2-3 thìa mật ong vào nước nghệ, khuấy đều

Mẹ bầu nên uống trà nghệ mật ong 2 lần/ngày trước khi ăn 30 phút. Uống trà đều đặn sẽ thấy thuyên giảm triệu chứng đau dạ dày nhanh chóng.

Bà bầu bị đau dạ dày làm thế nào? Uống trà hoa cúc

Một trong những cách trị đau dạ dày cho bà bầu hiệu quả mà vẫn an toàn với thai nhi là uống trà hoa cúc. Hoa cúc có khả năng chống viêm, làm lành cho các vùng niêm mạc dạ dày tổn thương. Từ đó giúp mẹ bầu giảm thiểu các triệu chứng nôn ói, đầy bụng, ợ hơi hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn ức chế và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn bệnh tiến triển nặng.

Sử dụng trà hoa cúc giúp mẹ bầu thư giãn tinh thần tránh âu lo, căng thẳng.

Cách thực hiện:

  • Để làm trà hoa cúc các chị em cần chuẩn bị hoa cúc khô hoặc túi trà lọc
  • Cho hoa cúc khô hoặc túi trà lọc hãm với nước sôi trong khoảng 5-10 phút
  • Sau đó chắt bỏ bã hoặc vớt túi trà lọc ra rồi thưởng thức

Mẹ bầu bị đau dạ dày nên uống trà hoa cúc từ 1-2 lần/ngày để thấy hiệu quả chữa trị.

Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì? Sử dụng dầu dừa

Để chữa đau dạ dày cho mẹ bầu không thể không kể tới dầu dừa. Thành phần axit lauric trong dầu dừa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại cho dạ dày và ruột. Đồng thời bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương, làm giảm tần suất và mức độ đau dạ dày. Không chỉ vậy, dầu dừa còn giúp mẹ bầu hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa.

[pr_middle_post]

Dầu dừa có thể chữa đau dạ dày cho bà bầu
Dầu dừa có thể chữa đau dạ dày cho bà bầu

Bà bầu bị đau dạ dày có thể sử dụng trực tiếp 2-3 thìa dầu dừa trước khi ăn khoảng nửa tiếng. Nếu thấy không quen, các chị em có thể hòa tan dầu dừa với nước ấm rồi uống. Phương pháp này không chỉ cải thiện tình trạng bệnh mà còn đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Dùng đậu bắp để chữa đau dạ dày cho mẹ bầu

Nhằm giảm thiểu nỗi lo đau dạ dày khi mang thai phải làm sao, bà bầu có thể dùng đậu bắp để chữa trị bệnh. Đậu bắp chứa hàm lượng chất nhầy pectin dồi dào có công dụng làm dịu niêm mạc dạ dày. Đồng thời ngăn ngừa các vi khuẩn có hại tấn công đường tiêu hóa.

Các thành phần trong đậu bắp còn có tác dụng giảm sưng viêm và làm lành vùng niêm mạc tổn thương. Ngoài ra, loại cây này còn giúp thai nhi hình thành và phát triển đầy đủ hệ thần kinh, tránh nguy cơ bị dị tật.

Để điều trị đau dạ dày mẹ bầu ăn trực tiếp đậu bắp chấm cùng nước tương. Lưu ý trước khi ăn nên ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch. Hoặc các mẹ có thể luộc đậu bắp rồi sử dụng. Mẹ bầu nên ăn đậu bắp tối thiểu 1 lần/tuần để cải thiện triệu chứng đau dạ dày.

Khi nào bà bầu bị đau dạ dày cần đến gặp bác sĩ

Những phương pháp trên có thể giúp bà bầu giảm các triệu chứng đau dạ dày gây ra. Tuy nhiên khi thấy tình trạng bệnh kéo dài, có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm. Cụ thể như viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược axit thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison… Lúc này, mẹ bầu nên đến gặp các bác sĩ để được khám và điều trị sớm, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu thấy các triệu chứng sau, mẹ bầu nên chủ động đến gặp bác sĩ để khám và chữa trị:

  • Đau dạ dày kéo dài không khỏi, càng về sau càng xuất hiện nhiều với mức độ nặng
  • Buồn nôn và nôn liên tục
  • Nôn kèm theo máu tươi hoặc máu đỏ sẫm
  • Xuất hiện tình trạng đi ngoài kèm theo máu
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, giảm cân trong một thời gian ngắn
  • Các triệu chứng đau dạ dày xuất hiện liên tục ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt ngủ nghỉ

Bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc đau dạ dày khi mang thai phải làm gì. Nếu bị đau dạ dày, các mẹ bầu nên chú ý thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi điều độ và kết hợp sử dụng các mẹo dân gian để trị bệnh. Điều này vừa giúp mẹ bầu nhanh khỏi bệnh lại vừa đảm bảo an toàn cho em bé.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.