TOP 16 các cách chữa viêm loét dạ dày an toàn, hiệu quả nhất
Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến xảy ra ở đường tiêu hóa. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, phương pháp nào trị viêm loét dạ dày hiệu quả là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn đọc TOP 16 cách chữa viêm loét dạ dày an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.
5 loại thuốc Tây y chữa viêm loét dạ dày cho hiệu quả cao
Bệnh viêm loét dạ dày khiến người bệnh từ cảm thấy đau âm ỉ ở vùng thượng vị cho đến đau dữ dội thành từng cơn. Kèm theo đó là tình trạng ợ chua, đầy bụng, buồn nôn… Những triệu chứng này không chỉ khiến người bệnh bị suy nhược sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
Do đó, nhiều người đã sử dụng các loại thuốc Tây y để ngăn ngừa tình trạng trên. Tây y có khả năng giảm nhanh những triệu chứng viêm loét dạ dày.
Bạn đọc có thể áp dụng 5 loại thuốc Tây y chữa viêm loét dạ dày cho hiệu quả cao dưới đây:
Thuốc trung hòa axit dạ dày
Công dụng chính của nhóm thuốc này là trung hòa HCl ở dịch vị, giảm nồng độ axit và tăng độ pH trong dạ dày. Nhờ đó, thuốc có khả năng giảm các cơn đau ở thượng vị. Đồng cải thiện triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, đầy bụng do viêm loét dạ dày gây ra.
Không chỉ vậy thuốc trung hòa axit dạ dày còn có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Từ đó bảo vệ bộ phận này và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi…
Các loại thuốc trung hòa axit dạ dày mà bạn có thể tham khảo gồm: Phosphalugel, Varogel, Mylanta, Yumangel,…
Cách chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc kháng histamin H2
Người bị viêm loét dạ dày có thể sử dụng thuốc kháng histamin H2 để trị bệnh. Công dụng chính của chúng là giảm sự tăng tiết axit dạ dày vào ban đêm nhờ đó ngăn ngừa các cơn đau hữu hiệu. Trường hợp bị viêm loét dạ dày do căng thẳng dẫn đến xuất huyết cũng có thể sử dụng loại thuốc này. Một số loại thuốc histamin H2 trị viêm loét dạ dày hiệu quả gồm có: Cimetidin, Nizatidine, Ranitidin…
Bên cạnh những lợi ích trên thì thuốc kháng histamin H2 cũng gây ra một vài tác dụng phụ cho người bệnh. Cụ thể như đau nhức đầu, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy…
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Đây là loại thuốc có tác dụng làm ức chế quá trình bài tiết axit dạ dày rất hữu hiệu. Vì vậy PPI được dùng để điều trị loét dạ dày do sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau. Đồng thời nó cũng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa khác như loét thực quản, trào ngược dạ dày.
Thuốc có thể khiến người bệnh gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, ngứa da nổi mẩn… Các loại thuốc PPI thường xuyên được chỉ định cho người mắc viêm loét dạ dày bao gồm Omeprazole, Lansoprazole, Esomeprazole…
Người bệnh nên sử dụng thuốc trước bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. Không sử dụng kết hợp thuốc ức chế proton với thuốc trung hòa axit dạ dày.
Thuốc diệt vi khuẩn HP là cách chữa viêm loét dạ dày hữu hiệu
Tác dụng của loại thuốc này là tiêu diệt vi khuẩn HP bằng cách ngăn cản quá trình tổng hợp dinh dưỡng của chúng. Từ đó giảm thiểu được nguy cơ mắc viêm loét dạ dày. Tuy nhiên để tiêu diệt được vi khuẩn HP cần đến sự kết hợp với 1 loại thuốc giảm tiết axit dịch vị. Người bệnh có kết hợp với thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamin H2.
Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP gồm tetracycline, amoxicillin, metronidazole… Do kết hợp 2 loại thuốc mới diệt được vi khuẩn HP, vì vậy người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn của các bác sĩ. Sử dụng đúng liều lượng theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra để tránh tác dụng phụ.
Thuốc chống co thắt
Trường hợp bị đau đớn dữ dội do co thắt dạ dày quá mức nên áp dụng loại thuốc này để điều trị. Ngoài ra, thuốc cũng có thể dùng với các trường hợp đau do có kinh nguyệt, tăng nhu động ruột,… Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc Sparenil, Cadispasmin, Nospa,…
Một số tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra như: Hoa mắt, tụt huyết áp, nổi mẩn… Chống chỉ định dùng thuốc cho những đối tượng sau: Người bị huyết áp thấp, liệt ruột, bà bầu.
Lưu ý: Người bị viêm loét dạ dày cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc Tây y. Việc này giúp ngăn ngừa những tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách chữa viêm loét dạ dày từ 4 bài thuốc Đông y
Đông y cũng là cách chữa viêm dạ dày hiệu quả được nhiều người tin dùng. Do sử dụng các nguyên liệu là thảo dược tự nhiên nên Đông y không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Dưới đây là 4 bài thuốc Đông y nổi tiếng chuyên dùng để chữa bệnh viêm dạ dày.
Bài thuốc số 1
- Chuẩn bị: 12g thảo dược bạch thược, 8g các nguyên liệu sài hồ, chỉ xác, xuyên khung, 4g cam thảo.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đun dưới lửa nhỏ cùng 500ml nước. Khi thấy nước cạn còn 300ml thì bắc ra. Chắt lọc bã lấy nước uống. Mỗi ngày sử dụng 3 lần để thấy hiệu quả điều trị.
Bài thuốc này có công dụng lưu thông khí huyết, hành khí chỉ thống, làm tăng nhu động ruột. Điều trị hiệu quả các triệu chứng viêm loét dạ dày như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu…
Bài thuốc số 2
- Chuẩn bị: 12g thảo dược ngũ linh chi và 12g thảo dược bồ hoàng.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu tán thành bột mịn rồi cho vào lọ thủy tinh để bảo quản. Mỗi lần sử dụng thì lấy ra 5g pha cùng với nước ấm rồi uống. Người bệnh nên dùng bài thuốc này 2 lần/ngày để cải thiện tốc độ khỏi bệnh.
Công dụng chính của bài thuốc trên là giảm thiểu các cơn đau thượng vị, cải thiện tình trạng đi đại tiện ra máu. Đồng thời hỗ trợ quá trình lưu thông máu hiệu quả hơn. Trường hợp người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa do biến chứng viêm loét dạ dày cũng nên sử dụng bài thuốc này.
Bài thuốc số 3
- Chuẩn bị: 14g thảo dược sinh địa; sa sâm, câu kỷ tử, mạch đông, đương quy mỗi loại lấy 12g, 6g thảo dược xuyên luyện tử.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đun cùng với một lượng phù hợp. Khi nước cạn còn ⅔ thì tắt bếp và bắc ra. Lọc bỏ bã rồi chia lượng nước thu được thành 3 phần bằng nhau. Mỗi ngày uống 3 lần trước khi ăn, duy trì sử dụng đều đặn trong vòng 1 tháng để thấy hiệu quả.
Bài thuốc Đông y này giúp cải thiện triệu chứng ợ hơi, đau âm ỉ vùng thượng vị, miệng bị khô đắng…
Bài thuốc số 4
- Chuẩn bị: 12g các nguyên liệu gồm bồ công anh, nhân trần, khổ sâm, 10g các thảo dược lá khôi và chút chít.
- Cách thực hiện: Sao vàng các nguyên liệu rồi tán thành bột mịn. Mỗi khi dùng lấy ra 30g hòa với nước ấm rồi uống. Người bệnh nên uống bài thuốc này 3 lần/ngày vào các buổi sáng, trưa và chiều tối.
Bài thuốc này có tác dụng làm lành các tổn thương do viêm loét dạ dày, giảm sự sản xuất axit trong dịch vị. Đồng thời kích thích hoạt động tiêu hóa giúp người bệnh dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng.
7 mẹo dân gian chữa viêm loét dạ dày tá tràng tại nhà
Nếu lo lắng trước tác dụng phụ từ thuốc Tây y, người bệnh có thể sử dụng các mẹo dân gian để chữa bệnh đau dạ dày.
Bạn đọc nên áp dụng 7 cách chữa viêm loét dạ dày từ các mẹo dân gian đơn giản sau:
Cách chữa viêm dạ dày từ nghệ và mật ong
Thành phần Curcumin trong nghệ có công dụng chống viêm vô cùng hiệu quả. Chúng kích thích sản sinh dịch nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, cải thiện hoạt động của đường tiêu hóa.
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn hữu hiệu, giúp ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Do đó, cách chữa viêm loét dạ dày từ nghệ và mật ong được rất nhiều người sử dụng.
Chuẩn bị:
- Một cốc nước ấm (100ml)
- Tinh bột nghệ (10g)
- 2-3 thìa mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Hòa tan tinh bột nghệ đã chuẩn bị vào cốc nước ấm 100ml
- Cho thêm 2-3 thìa mật ong vào nước nghệ khuấy đều rồi uống
- Mỗi ngày sử dụng từ 2-3 lần sẽ thấy thuyên giảm triệu chứng đáng kể
Sử dụng gừng chữa bệnh viêm loét dạ dày
Gừng là loại cây có vị cay, tính ấm luôn có trong căn bếp của mỗi gia đình. Bởi khả năng chống viêm, sát khuẩn mạnh, nên gừng thường được dùng trong điều trị viêm dạ dày tá tràng. Ngoài ra gừng cũng giúp xua tan cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Bạn đọc có thể áp dụng cách chữa bệnh viêm loét dạ dày từ gừng như sau.
Chuẩn bị: 100ml nước ấm, gừng tươi
Cách thực hiện:
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, rồi thái thành từng lát mỏng
- Cho gừng vào nước ấm hãm trong vòng 10 phút rồi sử dụng
- Người bệnh nên uống trà gừng từ 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
Cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả từ chuối xanh
Theo y học cổ truyền, chuối xanh có công dụng lợi tiểu, nhuận tràng. Các chất trong chuối xanh kích thích sản xuất ra dịch nhầy bảo vệ cho lớp niêm mạc dạ dày. Từ đó tránh được các tổn thương ở dạ dày do viêm loét niêm mạc gây ra.
Nguyên liệu cho bài thuốc này rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị chuối xanh, mật ong và 100ml nước.
Cách thực hiện:
- Mang chuối xanh rửa sạch, thái thành từng lát, phơi khô
- Sau đó đem chuối xanh đã phơi tán thành bột mịn rồi trộn đều với mật ong
- Hòa hỗn hợp trên với 100ml rồi thưởng thức
- Mỗi ngày uống 3 lần trước bữa ăn khoảng 30 phút để cải thiện tình trạng bệnh.
Mẹo chữa bệnh viêm dạ dày bằng giấm táo
Một trong những cách chữa bệnh viêm loét dạ dày không thể bỏ qua là sử dụng giấm táo. Công dụng chính của nguyên liệu này là khử trùng đường ruột, giảm triệu chứng khó tiêu cho người bệnh.
Cách thực hiện mẹo dân gian này cũng vô cùng đơn giản, ai cũng có thể làm theo. Bạn chỉ cần chuẩn bị một cốc nước (nóng, lạnh tùy thích) và giấm táo là đủ.
[pr_middle_post]
Cách làm:
- Cho 2-3 thìa cà phê giấm táo vào cốc nước, khuấy đều lên rồi uống.
- Dùng 3 lần/ngày. Để mẹo dân gian này phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Dùng lá tía tô chữa viêm dạ dày
Lá tía tô chứa hai thành phần là tanin và glucosid có khả năng làm lành và hồi phục các ổ loét dạ dày. Đồng thời, loại thảo dược này cũng ngăn ngừa sự tăng tiết axit dạ dày. Từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa bao gồm cả viêm loét dạ dày.
Chuẩn bị: Một nắm lá tía tô
Cách thực hiện:
- Ngâm lá tía tô trong nước muối loãng sau đó rửa sạch
- Hãm lá trong nước đun sôi khoảng 15 phút rồi sử dụng
- Mỗi ngày uống trà tía tô từ 2-3 lần sẽ thấy tần suất các cơn đau giảm dần, cải thiện triệu chứng ợ hơi, buồn nôn.
Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà bằng lá mơ
Lá mơ được coi là một trong những thảo dược tự nhiên có khả năng chữa trị viêm loét dạ dày. Các thành phần của lá mơ giúp làm giảm sưng, tiêu viêm, giúp hồi phục vết loét hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, đi ngoài ra máu…
Chuẩn bị: 1 nắm lá mơ
Cách thực hiện:
- Đem lá mơ rửa sạch
- Cho lá vào cối giã nát, lọc bỏ bã lấy nước cốt rồi uống
- Mỗi ngày, người bệnh nên uống hỗn hợp này 1 lần. Trường hợp bị viêm loét dạ dày nặng thì có thể sử dụng 2 lần/ngày
Cách chữa viêm dạ dày hiệu quả từ lá bạc hà
Trà bạc hà sẽ có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Đồng thời làm giảm tần suất và mức độ các cơn đau thượng vị do viêm loét dạ dày.
Chuẩn bị: Vài lá bạc hà tươi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá bạc hà
- Cho lá bạc hà vào một cốc nước đun sôi
- Hãm trong vòng 15 phút rồi sử dụng.
- Mỗi ngày, người bệnh uống đều đặn 3 lần trong vòng 2-3 tuần sẽ giúp cải thiện tốc độ điều trị.
Một số lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số điều sau khi chữa viêm loét dạ dày tại nhà:
- Trước khi sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh viêm dạ dày, người bệnh nên tham khảo và tuân thủ đúng theo chỉ định của các bác sĩ. Không nên tự ý thay đổi liều lượng làm giảm tác dụng điều trị.
- Trong quá trình sử dụng thuốc Đông y tại nhà, nếu người bệnh gặp bất kỳ phản ứng nào cần lập tức ngưng sử dụng. Tiếp đó đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Cách chữa viêm loét dạ dày từ mẹo dân gian và Đông y chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu mới nhiễm bệnh. Nếu thấy các triệu chứng bệnh kéo dài không dứt, người bệnh cần áp dụng các biện pháp y học hiện đại.
- Nếu áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cần kiên trì sử dụng đều đặn để thấy hiệu quả.
- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa chất kích thích làm gia tăng tình trạng bệnh. Cụ thể như các thực phẩm chua, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ… Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích.
- Người bị viêm loét dạ dày nên ăn chậm nhai kỹ, không nên bỏ bữa, tránh để bụng đói hoặc ăn quá no.
- Bổ sung các loại rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin và chất xơ. Bởi những thực phẩm vừa giúp trung hòa axit dạ dày vừa nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
- Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng.
- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
- Tái khám sức khỏe định kỳ theo đúng hẹn bác sĩ đã đưa.
Bài viết này đã gợi ý cho bạn đọc TOP 16 cách chữa viêm loét dạ dày an toàn, hiệu quả cao. Tuy nhiên để tránh tác dụng phụ và tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!