Bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì tốt cho sức khỏe
Chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, rất nhiều người lại không biết làm thế nào để xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì tốt cho sức khỏe
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, nhiều người bị viêm loét dạ dày tá tràng cũng rất quan tâm tới chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi một chế độ dinh dưỡng tốt có thể làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng cường đề kháng và miễn dịch. Vì vậy, rất nhiều người đặt ra câu hỏi bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
Dưới đây là gợi ý một số loại thực phẩm rất có ích cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Người bị viêm loét dạ dày ăn gì? Sử dụng rau cải xanh
Người bị viêm loét dạ dày nên tăng cường bổ sung nhiều rau cải xanh. Nguyên nhân là bởi trong rau cải xanh có chứa chất isothiocyanate sulforaphane. Đây là hợp chất có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, rau cải xanh cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, K, canxi và sắt… Chúng đều là những thành phần hỗ trợ cho quá trình cải thiện viêm loét dạ dày tá tràng, làm lành các vị trí tổn thương.
Bạn có thể chế biến rau cải xanh thành các món ăn như luộc, hấp, làm canh… Trong trường hợp bạn muốn xào rau không nên cho quá nhiều dầu mỡ. Hoặc bạn có thể thay thế bằng các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu.
Ăn nhiều sữa chua để cải thiện viêm loét dạ dày
Thường xuyên ăn sữa chua có thể cải thiện bệnh viêm loét dạ dày. Chúng làm lành các vị trí tổn thương do viêm loét dạ dày. Hàm lượng probiotic, enzyme dồi dào có trong sữa chua giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó giúp người bệnh hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, tăng cường sức đề kháng.
Sữa chua còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn có hại. Đồng thời cung cấp cho cơ thể nhiều lợi khuẩn tốt giúp cải thiện hoạt động của nhu động ruột. Nhờ đó giảm thiểu được tình trạng bị táo bón, tiêu chảy.
Mỗi ngày, người bệnh nên ăn từ 1-2 hộp sữa chua để tăng khả năng khỏi bệnh.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Ngũ cốc
Bị viêm dạ dày nên ăn gì? Câu trả lời chính là ngũ cốc. Ngũ cốc là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột có công dụng làm giảm axit dịch vị. Từ đó bảo vệ dạ dày khỏi các bệnh như loét dạ dày, loét thực quản và các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, ngũ cốc còn chứa vitamin B, chất xơ, sắt và các khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Chúng kích thích hoạt động tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời còn cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng cho người bệnh.
Một số loại ngũ cốc người bệnh nên sử dụng như yến mạch, hạt vừng hoặc các loại đậu….
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Uống trà xanh
Theo y học cổ truyền, trà xanh có vị đắng, tính mát có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm tiêu chảy. Còn theo y học hiện đại, trong trà xanh chứa các hợp chất chống oxy hóa có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Ngoài ra, loại thức uống này còn có công dụng giảm thiểu các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị cho người bị viêm loét dạ dày.
Để sử dụng thức uống này điều trị bệnh, bạn đọc nên dùng lá chè tươi thay vì lá chè đã qua chế biến. Điều này sẽ cho hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.
Sử dụng gừng để chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Đáp án là sử dụng gừng. Gừng vốn là loại gia vị tự nhiên không còn xa lại với bất kỳ ai. Hoạt chất Gingerol trong loại gia vị này có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất hiệu quả. Từ đó ngăn ngừa các bệnh đường liên quan đến dạ dày như trào ngược thực quản, loét dạ dày cấp và mãn tính…
Một cốc trà gừng ấm sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng khó chịu, mệt mỏi do viêm loét dạ dày gây ra. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một vài lát gừng tươi. Sau đó hãm với nước ấm trong khoảng 15 phút là đã có được một cốc trà gừng để thưởng thức.
Người mắc viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Sữa
Nhiều người quan niệm rằng bị viêm loét dạ dày tá tràng không nên sử dụng sữa. Bởi chúng sẽ khiến bệnh nặng hơn, tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Sữa có công dụng trung hòa lượng axit dạ dày hữu hiệu, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Không chỉ vậy các lợi khuẩn và enzyme trong sữa còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó giúp cho người bệnh hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng.
Do đó, người bệnh nên bổ sung sữa trong các bữa ăn hàng ngày của mình.
Khoai lang tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Khoai lang mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm loét dạ dày. Hàm lượng vitamin C, axit amin dồi dào trong khoai lang giúp kích thích hoạt động của nhu động ruột. Chúng ngăn ngừa các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, lượng chất xơ trong loại củ này giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa thức ăn, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
Các món khoai hấp hoặc khoai luộc đều phù hợp với người bị viêm dạ dày.
Người bị viêm loét dạ dày cần kiêng những gì
Một số nhóm thực phẩm khi sử dụng quá nhiều sẽ gia tăng tình trạng viêm loét dạ dày. Vì vậy, người bệnh cần kiêng những loại thực phẩm sau.
Viêm loét dạ dày không nên ăn gì? Các loại thịt đỏ
Người bị viêm loét dạ dày không nên ăn những loại thịt đỏ như dê, bò. Bởi thành phần protein trong thịt động vật chứa làm lượng axit cao, gây khó khăn cho hoạt động tiêu hóa. Để tiêu hóa được chúng, cơ thể buộc phải tăng sản xuất axit dạ dày từ đó gây ra nguy cơ viêm loét cao.
Hạn chế dùng các thực phẩm cay
Người mắc viêm loét dạ dày không nên ăn gì? Câu trả lời là những thực phẩm cay như ớt, tiêu, mù tạt.
Các thực phẩm chứa nhiều gia vị cay sẽ làm tăng tiết axit dịch vị làm gia tăng triệu chứng viêm dạ dày. Những loại thực phẩm này còn gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm các tổn thương ở dạ dày nghiêm trọng hơn. Từ đó dẫn tới tình trạng hình thành các ổ loét khiến bệnh kéo dài mãi không khỏi.
Bị viêm loét dạ dày nên kiêng gì? Thức ăn có tính axit
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng cần kiêng các thức ăn có tính axit. Cụ thể như các loại quả có vị chua gồm cam, bưởi, chanh me; các loại dưa muối, cà muối; giấm; mẻ… Những loại thực phẩm này sẽ gia tăng khả năng tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Từ đó dẫn tới hình thành các ổ viêm loét gây ra các triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn, ợ chua cho người bệnh.
Không chỉ vậy thực phẩm chua còn khiến cho dạ dày phải co thắt nhiều, làm tăng lượng axit dịch vị. Từ đó kéo dài thời gian điều trị khỏi bệnh.
Tránh sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ
Người bị viêm loét dạ dày cần kiêng những gì để mau khỏi bệnh. Đáp án là những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, các món xào…
Những thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa. Với những người bị viêm loét dạ dày hoạt động ở hệ tiêu hóa vốn đã yếu và nhạy cảm hơn bình thường. Việc hấp thụ những thực phẩm này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Đồng thời làm cho tình trạng viêm loét kéo dài không khỏi.
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì? Hạn chế đồ chế biến sẵn
Hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn khi bị viêm dạ dày. Các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu cho người bệnh. Đồng thời chúng cũng làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dạng này.
Những đồ ăn chế biến sẵn không tốt cho người bị viêm dạ dày bao gồm: Thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng…
Tránh dùng rượu bia, các chất kích thích
Rượu, bia, cà phê và chất kích thích rất có hại cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Chúng gây tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày. Từ đó tạo điều kiện hình thành các ổ viêm, ổ loét khiến người bệnh phải chịu các cơn đau dữ dội.
Sử dụng rượu, bia và chất kích thích trong quá trình điều trị cũng làm cản trở tốc độ khỏi bệnh. Do đó, bạn tuyệt đối không nên dùng rượu, bia, chất kích thích khi bị viêm loét dạ dày.
Lời khuyên hữu ích cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng
Ngoài những điều trên, người bị viêm loét dạ dày nên lưu ý một số vấn đề sau để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh:.
- Người bệnh không nên ăn quá no hoặc để bụng bị đói, trống rỗng. Cả hai trường hợp này đều là nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày nặng hơn.
- Bạn nên ăn từ tốn, ăn chậm nhai kỹ. Làm vậy sẽ giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời giúp người bệnh hấp thu tối đa được các chất dinh dưỡng.
- Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Điều này sẽ ngăn ngừa tình trạng tăng tiết axit dạ dày, giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
- Cần tránh vừa ăn vừa đọc sách hoặc xem phim.
- Sử dụng các thức ăn rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó người bệnh sẽ giảm nguy cơ bị mắc các vi khuẩn gây hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng. Bởi chúng sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày làm gia tăng các cơn đau dạ dày.
- Nên ăn chín uống sôi để diệt trừ các vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa.
- Người bệnh nên chế biến món ăn thành các dạng mềm, lỏng như súp, canh, cháo…
Như vậy vấn đề người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì đã được giải đáp qua bài viết trên đây. Hy vọng với những thông tin này bạn đọc đã có thể tự xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh và phù hợp để nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau do viêm loét dạ dày.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!