Các cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn
Trong thời gian gần đây, số người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng cao. Bệnh xảy ra do chế độ sinh hoạt thiếu khoa học hoặc do các bệnh lý xương khớp trong cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm sẽ để lại nhiều biến chứng cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn.
Các cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay
Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh xương khớp mà bạn không nên chủ quan. Thoát vị đĩa đệm gây ra triệu chứng đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh.
Hiện nay, y học có nhiều biện pháp để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như sử dụng thuốc Tây y, phẫu thuật, uống thuốc Đông y… Bệnh nhân có thể được chữa khỏi từ 50% trở lên và phục hồi khả năng vận động nếu tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Tùy vào mức độ thoát vị, người bệnh có thể điều trị đơn độc hoặc kết hợp nhiều phương pháp chữa bệnh với nhau.
Dưới đây là một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay:
Tây y điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Tây y sẽ được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện nặng và tiên lượng xấu ngay từ đầu. Phương pháp này mang lại hiệu quả rất nhanh và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng.
Sử dụng thuốc Tây
Thuốc Tây thường được chỉ định cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm bao gồm những nhóm sau:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau bao gồm Acetaminophen, Ibuprofen, Meloxicam, Diclofenac… Bệnh nhân sẽ được sử dụng những loại thuốc có liều lượng thấp đến tăng dần.
- Thuốc kháng viêm: Thuốc có tác dụng chống viêm tại chỗ và toàn thân bao gồm Medrol, Betamethason, Hydrocortison… Để hạn chế các tác dụng phụ khi sử dụng, bệnh nhân nên uống thuốc vào buổi sáng.
- Thuốc giảm co thắt: Điển hình như một số loại thuốc Methocarbamol, Metropole và Carisoprodol… Nhóm thuốc này có tác dụng chống co thắt, thư giãn cơ và hạn chế tình trạng đau nhức do đĩa đệm gây ra. Lưu ý chỉ sử dụng một loại thuốc trong một giai đoạn điều trị. Nếu thuốc không đáp ứng thì mới chuyển sang loại thuốc khác.
Phẫu thuật
Nếu điều trị nội khoa từ 5 – 8 tuần mà không đạt hiệu quả, xuất hiện chèn ép thần kinh và bao dịch đã vỡ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa. Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị chấn thương cấp tính thì cũng nên áp dụng biện pháp điều trị này.
Một số biện pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng như:
- Thực hiện mổ mở hoặc mổ qua ống quadrant: Bác sĩ sẽ gắp lấy phần nhân đã bị thoát vị và chèn ép lên tổ chức dây thần kinh.
- Thực hiện xâm lấn ngoại khoa: Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi tại cột sống, sau đó thực hiện lấy bỏ nhân đã bị thoát vị ra ngoài.
Một số phương pháp Tây y khác
Ngoài phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể điều trị bằng một số biện pháp dưới đây:
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần: Kỹ thuật này là sử dụng các sóng radio làm nhỏ hoặc loại bỏ các mô bằng nhiệt. Phương pháp này có tác dụng nhằm giảm áp lực bên trong đĩa đệm, di chuyển nhân nhầy về vị trí ban đầu và giảm mức độ chèn ép lên hệ thống thần kinh. Ưu điểm của biện pháp này ở chỗ khả năng xâm lấn ít, ít gây đau, phục hồi nhanh và hạn chế phát sinh biến chứng nguy hiểm.
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser: Bác sĩ sẽ sử dụng các tia laser chiếu trực tiếp vào phần đĩa đệm bị tổn thương để đốt cháy và làm giảm nhân nhầy bên trong. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đau nhức, giảm áp lực lên đĩa đệm và hạn chế chèn ép lên dây thần kinh. Ưu điểm của phương pháp này là ít chảy máu, không gây đau và không để lại những biến chứng.
Vật lý trị liệu
Bệnh nhân có thể kết hợp việc dùng thuốc với các phương pháp vật lý trị liệu để nâng cao hiệu quả điều trị. Việc tập luyện bài bản, đúng kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của chuyên gia sẽ giúp phục hồi khả năng vận động xương khớp nhanh chóng.
Một số phương pháp vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm như:
- Massage trị liệu: Xoa bóp, bấm huyệt tác động vào các điểm đau nhức và giúp cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu. Phương pháp này sẽ giúp kích thích lưu thông máu, giãn cơ và giảm đau nhức do hệ thống thần kinh bị chèn ép. Người bệnh nên thực hiện biện pháp này tại các cơ sở y tế chuyên môn để được hướng dẫn chi tiết.
- Cấy chỉ: Đây là một kỹ thuật cải tiến từ phương pháp châm cứu trong y học cổ truyền. Cấy chỉ sẽ tác động lên nhóm huyệt vị tốt cho sức khỏe xương khớp. Người bệnh có thể áp dụng biện pháp này với việc dùng thuốc để tăng cường khả năng phục hồi chức năng ở cột sống.
- Nhiệt trị liệu: Tận dụng nguồn nhiệt để cải thiện các triệu chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra là mục tiêu điều trị của phương pháp này. Người bệnh cũng nên thực hiện phương pháp này tại cơ sở y tế chuyên môn, kiểm tra nhiệt độ để tránh gây bỏng.
- Dùng đai lưng: Đây là một thiết bị hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp nói chung. Đai lưng có tác dụng cố định vị trí của cột sống bị tổn thương trong quá trình vận động, làm việc. Đồng thời đai lưng sẽ giúp phân tán lực tác động lên hệ thống xương khớp và các mô mềm xung quanh.
Bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm
Theo quan niệm y học cổ truyền, thoát vị đĩa đệm thuộc chứng yêu thống, khí huyết bị tắc nghẽn, không thể lưu thông. Từ đó khiến người bệnh bị đau nhức ở vùng cột sống và hệ thống dây thần kinh.
Ngoài việc tác động lên hệ thống xương khớp, bài thuốc Đông y còn giúp bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ chuyển hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bệnh nhân nên lựa chọn các bài thuốc Đông y phù hợp với tình trạng bệnh.
Bài thuốc số 1:
Nguyên liệu: Thạch chi, tân giao, tang ký sinh mỗi vị 15g, cỏ xước, độc hoạt, đẳng sâm, xuyên khung mỗi vị 9g, tế tân và cam thảo mỗi thứ 3g.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch các vị thuốc trên với nước ấm, chỉ nên ngâm thuốc trong nước từ 1 – 2 phút rồi lấy ra.
- Sau đó, bạn cho các nguyên liệu vào ấm sắc thuốc với 1000ml nước trắng.
- Đun đến khi nước sôi bằng lửa nhỏ và đều, khi thuốc cạn còn 2 bát thì tắt bếp.
- Người bệnh uống thuốc này hàng ngày vào buổi sáng và tối.
Bài thuốc số 2:
Nguyên liệu: Mộc thông, cam thảo mỗi vị 3g, thương truật, thục địa và thổ phục linh mỗi vị 12g, mộc qua, hải phong, tần giao, hoàng bá, câu kỳ mỗi vị 9g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các vị thuốc, bỏ thuốc vào ấm sắc thuốc. Cho nước vào ngập ⅔ ấm thì tiến hành sắc thuốc.
- Tiến hành đun thuốc đến khi cạn còn 3 bát thì dừng. Người bệnh nên uống thuốc trước bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tối đa.
Bài thuốc số 3:
Nguyên liệu: Thỏ ty tử, tục đoạn mỗi loại 9g, cam thảo, hoài sơn mỗi loại 3g, thục địa, kỷ tử, cao ban long mỗi loại 12g, đỗ trọng, đương quy mỗi loại 8g.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch hỗn hợp, cho thuốc vào nồi sắc và thêm 6 bát nước trắng rồi nấu.
- Đun đến khi nước cạn còn 1 – 2 bát nước thì dừng, chắt phần nước ra.
- Sau đó, bạn thêm tiếp 3 bát nước nữa và tiến hành đun lại lần 2, đến khi thuốc còn 1 bát thì dừng.
- Bạn gộp hai lần sắc thuốc lại và chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh thoát vị đĩa đệm thường dễ tìm, lành tính nên được nhiều người bệnh sử dụng. Thuốc thường được dùng cho những người bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ hoặc bệnh mới xuất hiện.
Tuy nhiên, việc sử dụng các bài thuốc dân gian không thể điều trị bệnh dứt điểm mà chỉ hỗ trợ giảm đau và phục hồi xương khớp tạm thời. Một số cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng dân gian như sau:
- Lá lốt: Bạn chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, rửa sạch và để cho ráo nước. Xay nhuyễn lá lốt, chắt lấy nước cốt và hòa với một ít sữa bò tươi. Bạn cho hỗn hợp lên bếp đun sôi rồi tắt bếp. Người bệnh dùng nước lá lốt hàng để giảm đau nhức và cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Xương rồng: Bạn chuẩn bị khoảng 2 – 3 nhánh xương rồng ba chia, rửa sạch, bỏ hết gai và để cho ráo nước. Bạn đập dập xương rồng và cho vào một ít muối hạt rồi rang nóng. Cho hỗn hợp vào khăn vải, chườm nhẹ lên vị trí bị thoát vị.
- Lá ngải cứu: Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch và để ráo nước. Cho ngải cứu và muối vào chảo, đảo đều đến khi nóng. Bạn cho hỗn hợp vào khăn sạch, chườm lên vị trí bị đau nhức.
Một số lưu ý khi điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh
Để an toàn trong quá trình điều trị và phục hồi nhanh chóng, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế bưng bê vật nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột gây tổn thương cột sống.
- Nếu ngồi làm việc thường xuyên, bạn nên chú ý thay đổi tư thế, không nên ngồi quá lâu gây ảnh hưởng đến xương khớp.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu omega 3, vitamin, khoáng chất và hạn chế ăn các thực phẩm nhiều muối, đường đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa các bệnh lý bên trong cơ thể.
- Uống nhiều nước để chức năng làm việc của các bộ phận trong cơ thể trở nên hiệu quả hơn.
- Lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh để tập luyện.
Thông qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được các cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn hiện nay. Khi phát hiện triệu chứng, người bệnh nên tìm đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Việc chữa thoát vị đĩa đệm từ sớm sẽ giúp hạn chế biến chứng và phục hồi chức năng vận động, đi lại cho bệnh nhân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!