Đau dây thần kinh liên sườn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, tâm lý của người bệnh. Những cơn đau nhức kéo dài sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh như thế nào? Bạn sẽ hiểu rõ hơn trong bài viết bên dưới đây.
Tình trạng đau dây thần kinh liên sườn là gì? Phân loại bệnh
Thần kinh liên sườn bao gồm hệ thống dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1 – D12. Rễ thần kinh tủy ngực sau khi qua lỗ ghép sẽ phân thành hai nhánh. Đó là nhánh sau (hay còn gọi là nhánh lưng) chi phối cho da và cơ lưng, nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da, cơ phía trước ngực và bụng.
Cùng với mạch máu, dây thần kinh sẽ kết hợp thành bó mạch và nằm tại bờ dưới xương sườn. Vì thế, bất cứ bệnh lý nào liên quan đến cột sống, tủy sống, xương sườn hay ngực đều có thể ảnh hưởng đến thần kinh liên sườn.
Theo các bác sĩ, đau dây thần kinh liên sườn bệnh học được chia thành ba loại như sau:
- Nguyên phát: Bao gồm các trường hợp xuất hiện cơn đau dây thần kinh liên sườn nhưng không rõ nguyên nhân.
- Tiên phát: Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát là các cơn đau do vận động sai tư thế. Bệnh có thể xảy ra do làm việc quá mức, thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
- Thứ phát: Bệnh xảy ra do nguyên nhân là các bệnh lý nền. Trong đó, có thể kể đến các bệnh lý liên quan đến cột sống như đau cột sống, thoái hóa… Một số căn bệnh liên quan đến phổi và hệ thần kinh cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân bị đau dây thần kinh liên sườn
Vì sao bị đau dây thần kinh liên sườn? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau nhức này:
- Mắc bệnh thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn. Đau nhức sẽ xảy ra khi người bệnh vận động, thậm chí là lúc nghỉ ngơi. Đối tượng mắc bệnh thường là những người trung niên và người cao tuổi.
- Mắc bệnh tủy sống: Đau dây thần kinh liên sườn có thể là triệu chứng của các căn bệnh u ngoại tủy hoặc u rễ thần kinh. Trường hợp này người bệnh sẽ bị đau dây thần kinh liên sườn bên phải hoặc trái.
- Mắc bệnh nhiễm khuẩn: Nguyên nhân chí là do bệnh zona. Bệnh sẽ tiến triển theo hai giai đoạn bao gồm đau mảng sườn, xuất hiện mụn nước và đau rát.
- Mắc bệnh tim phổi: Bị lao phổi hoặc viêm phổi kéo dài thường kéo theo những triệu chứng đau ở cột sống thắt lưng. Các cơn đau nhức dây thần kinh liên sườn gây khó thở, đè nén vùng ngực cũng là biểu hiện của bệnh hở van tim, nhồi máu cơ tim.
- Mắc bệnh dạ dày, tá tràng: Mặt dù không phổ biến nhưng bệnh dạ dày, tá tràng có thể gây ra các cơn đau thần kinh liên sườn.
- Bệnh lý khác: Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng này như mắc bệnh đái tháo đường, ung thư cột sống, chấn thương.
Khi bị đau nhức thần kinh liên sườn, người bệnh có nguy cơ mắc phải những bệnh lý trên. Do đó, bệnh nhân nên đi khám và kiểm tra sớm nhất để điều trị bệnh kịp thời, tránh gây biến chứng.
Ngoài ra, đau nhức dây thần kinh liên sườn có thể xảy ra bởi một số yếu tố sau đây:
- Vận động sai tư thế: Vận động sai tư thế sẽ gây chèn ép lên tủy lưng. Từ đó dẫn đến tình trạng đè nén và gây đau dây thần kinh liên sườn.
- Thời tiết lạnh: Khi thời tiết lạnh, mạch sẽ bị co lại và làm giảm quá trình lưu thông máu. Từ đó làm giảm độ đàn hồi của mao mạch, dây thần kinh và cơ bắp. Vì vậy, thời tiết lạnh sẽ kích thích các cơn đau nhức xương khớp tái phát.
Bên cạnh đó, có một số trường hợp bị đau nhức không rõ nguyên nhân. Người bệnh thường xuyên bị đau nhức ở vùng cạnh sống lưng và đau lan sang nhiều vị trí khác.
Đau dây thần kinh liên sườn triệu chứng là gì?
Để nhận biết tình trạng, người bệnh nên nắm rõ biểu hiện đau dây thần kinh liên sườn như sau:
- Đau nhức kéo dài từ phía trước ngực, lan theo mạn sườn ra phía sau cạnh sống. Tình trạng này có thể xảy ra do đau dây thần kinh liên sườn bên trái hoặc bên phải, thậm chí là cả hai bên.
- Cơn đau nhức xảy ra âm ỉ hoặc dữ dội tùy trường hợp. Cơn đau diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài. Mức độ đau sẽ tăng lên khi xoay người, thay đổi tư thế hoặc hắt hơi.
- Cơn đau xảy ra trầm trọng nhất tại vùng rễ phía sau lưng. Cơn đau có thể lan sang đường nách giữa hoặc sụn ức đòn.
- Cơn đau nhức sẽ càng nghiêm trọng về ban đêm. Kèm theo đó là tình trạng sốt về chiều, cơ thể mệt mỏi, sút cân…
- Trường hợp bị đau do bệnh zona, người bệnh sẽ bị đau nhức tại vùng tổn thương da. Đồng thời da xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ có xu hướng lan rộng.
Khi nhận biết dấu hiệu của đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh nên đi khám sớm nhất. Thăm khám sớm sẽ giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.
Bị đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?
Theo nhận định của chuyên gia, đau dây thần kinh liên sườn thường không quá nguy hiểm. Bệnh thuộc loại nguyên phát như do zona, nhiễm khuẩn, vận động sai tư thế sẽ được điều trị đơn giản bằng thuốc. Tuy nhiên, tình trạng đau do nguyên nhân thứ phát khá nguy hiểm. Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện để xác định rõ nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh.
Ngoài ra, các cơn đau này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt trong công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời bệnh làm giảm sút khả năng suất lao động của người bệnh. Cụ thể:
- Cơn đau nhức sẽ tái phát liên tục, nhiều lần làm người bệnh cảm thấy khó chịu.
- Bệnh nhân bị mất ngủ, khó ngủ thường xuyên.
- Người bệnh bị suy giảm tinh thần, căng thẳng, stress và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Cơ thể bị suy giảm sức đề kháng và có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý khác
Cách điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn
Trước khi điều trị, người bệnh cần thăm khám cẩn thận tại các bệnh viện uy tín. Người bệnh cần trình bày chính xác các triệu chứng mà mình đang gặp phải. Đồng thời thực hiện các xét nghiệm như sau chụp X quang, MRI, xét nghiệm máu, nước tiểu…
Sau khi xác định được tại sao bị đau dây thần kinh liên sườn, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân:
Sử dụng thuốc Tây y
Uống thuốc Tây y chính là biện pháp điều trị bệnh phổ biến nhất. Nếu bệnh xuất phát do nguyên nhân tiên phát, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau thông thường: Các loại thuốc giảm đau bao gồm Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac… Thuốc sẽ làm giảm đau nhức ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ cho gan, dạ dày.
- Thuốc giãn cơ vân: Thuốc được sử dụng trong trường hợp đau nhức kèm triệu chứng co rút sườn. Thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người già, trẻ em và và người bệnh dạ dày. Do vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc ở liều thấp nhất.
- Thuốc điều trị đau thần kinh: Đây thực chất là nhóm thuốc chống co giật và chữa bệnh động kinh. Nhóm thuốc này còn có tác dụng giảm các cơn đau nhức do tổn thương thần kinh. Vì thế được sử dụng rộng rãi để chữa đau nhức thần kinh liên sườn. Thuốc có tác dụng trực tiếp đến hệ thần kinh, người bệnh chỉ nên sử dụng với liều lượng nhỏ.
- Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ và chống thoái hóa tế bào thần kinh. Nhóm thuốc này được sử dụng kết hợp với các loại thuốc giảm đau nhằm tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh cũng không nên lạm dụng nhóm thuốc này vì có thể gây ra nhiều rủi ro nguy hiểm.
Khi sử dụng thuốc Tây y, người bệnh phải thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Không lạm dụng hoặc uống kết hợp các loại thuốc khác khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài việc uống thuốc Tây y, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật khi mắc các bệnh lý cột sống nguy hiểm như bệnh gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, phương pháp mổ chỉ được thực hiện khi việc dùng thuốc không đạt hiệu quả. Kèm theo đó là tình trạng bệnh nhân bị đau nhức dai dẳng, tái phát nhiều lần.
Điều trị bệnh bằng Đông y
Đông y là một trong những phương pháp điều trị bệnh được nhiều người lựa chọn. Bởi cách chữa bệnh này được đánh giá là an toàn, lành tính và đạt hiệu quả cao.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh đau dây thần kinh liên sườn:
- Bài thuốc số 1: Tục đoạn, bạch linh, hắc táo, đương quy, ngũ gia bì, bạch truật, phòng sâm, xuyên khung mỗi thứ 24g. Cam thảo, đan sâm, viên chí mỗi vị 30g, xương bồ 24g, thiên niên kiện, quế chi mỗi vị 15g. Phơi khô tất cả nguyên liệu, thái nhỏ và ngâm với 1 lít rượu. Sau 12 ngày, bạn có thể dùng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 25ml.
- Bài thuốc số 2: Tần giao, cam thảo, uất kim mỗi vị 10g, tang ký sinh, tục đoạn và đương quy mỗi thứ 12g. Tô mọc 20g, hồng hoa 6g, kê huyết đằng 16g. Người bệnh sắc thuốc và uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc số 3: Quế chi, tế tân mỗi vị 8g, ngũ gia bì, phòng sâm, hoàng kỳ, kinh giới mỗi thứ 12g. Tang ký sinh, trinh nữ, nam tục đoạn, ngải diệp mỗi thứ 16g. Người bệnh sắc thuốc và uống mỗi ngày 1 thang thuốc.
Có thể kết hợp uống thuốc Đông y với phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Người bệnh nên tìm đến các phòng khám Đông y uy tín để thăm khám và bốc thuốc.
Mẹo dân gian chữa bệnh
Mẹo dân gian cũng là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian chỉ thích hợp điều trị trong trường hợp nhẹ.
Một số bài thuốc đạt hiệu quả cao và được nhiều người sử dụng như:
- Lá lốt: Lá lốt có công dụng giúp người bệnh giảm đau nhức, tiêu viêm, tiêu sưng hiệu quả. Bạn chuẩn bị 200g lá lốt, thái nhỏ và đem sao cùng muối và rượu. Bạn sử dụng hỗn hợp để chườm lên vùng bị đau nhức. Thực hiện liên tục trong 10 ngày để cải thiện tình trạng.
- Rau má: Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giảm đau thần kinh rất tốt. Bạn có thể xay rau má với nước uống hàng. Mỗi ngày uống 2 cốc để giảm các cơn đau nhức.
- Giá đỗ: Giá đỗ có chứa nhiều vitamin B, C, folate và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì thế đây là loại thực phẩm giúp giảm đau thần kinh hiệu quả. Bạn có thể chế biến giá thành nhiều món ăn để điều trị bệnh.
Như đã nói ở trên, mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà chỉ có tác dụng trong trường hợp nhẹ và bệnh chưa có nhiều biến chứng. Khi bệnh ở mức độ nặng và đau dữ dội, bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh liên sườn
Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh lý có thể kéo dài liên tục và tái phát nhiều lần. Người bệnh cần thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng tránh bệnh:
- Luôn giữ ấm cơ thể vào những ngày chuyển mùa hoặc thời tiết lạnh.
- Không nên mang đồ vật nặng, vận động sai tư thế hoặc giữ nguyên một tư thế quá lâu. Thay đổi ngay các tư thế sai lệch, hạn chế các vận động gây chèn ép tủy lưng, thắt lưng…
- Tập thể dục thường xuyên như tập yoga, đi bộ, đạp xe… để giúp cột sống vận động tốt hơn. Đồng thời giảm chèn ép lên các dây thần kinh và cải thiện tình trạng đau nhức.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, canxi như hải sản, dầu đậu nành, rau xanh, trái cây, nấm… Các nhóm thực phẩm này sẽ có tác động tích cực đến dây thần kinh liên sườn và sức khỏe tổng thể.
- Tránh xa nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ uống có cồn, thực phẩm cay nóng, món ăn chứa nhiều dầu mỡ…
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng trong thời điểm cơn đau bùng phát dữ dội.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Đặc biệt những người có tiền sử mắc bệnh lý cột sống, đau thần kinh tọa nên đi khám để tầm soát bệnh.
- Hạn chế làm việc căng thẳng, mệt mỏi, thức khuya. Thay vào đó, bạn nên xây dựng chế độ làm việc hợp lý, khoa học nhằm hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh.
Thông qua bài viết trên, bạn đã biết được thế nào là đau dây thần kinh liên sườn, nguyên nhân và điều trị. Khi phát hiện triệu chứng, người bệnh nên dành thời gian đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc điều trị từ sớm sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng, hạn chế biến chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!