Xuất huyết dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Xuất huyết dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hóa có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm tiểu cầu,… Vì vậy để ngăn ngừa tình trạng chảy máu dạ dày, bạn cần biết rõ về những triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả. Hãy đón đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho những vấn đề này.
Xuất huyết dạ dày là như thế nào?
Xuất huyết dạ dày hay còn được gọi là chảy máu dạ dày, xuất huyết bao tử. Đây là thuật ngữ y tế nói về tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn đến chảy máu. Biểu hiện điển hình của xuất huyết bao tử là đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu. Với trường hợp nôn ra máu, bã nôn có thể dính tia máu màu đỏ tươi hoặc có màu cà phê.
Xuất huyết dạ dày là một dạng cấp cứu nội – ngoại khoa khá phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ 25 – 60. Nam giới là những đối tượng dễ mắc bệnh hơn do thường xuyên sử dụng chất kích thích gây hại cho dạ dày.
Mức độ nguy hiểm của bệnh dựa vào tình trạng chảy máu nhiều hoặc ít. Với trường hợp chảy máu dạ dày ít, phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại với những trường hợp máu dạ dày chảy nhiều, người bệnh sẽ mất sức trong thời gian ngắn. Đồng thời bệnh nhanh chóng biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì vậy bệnh xuất huyết bao tử cần được điều trị càng sớm càng tốt vì nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các chuyên gia tiêu hóa khuyến cáo rằng ngay khi thấy cơ thể gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn cần đi khám ngay. Việc điều trị kịp thời giúp nhanh chóng chữa lành vết thương, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Xuất huyết dạ dày có biểu hiện gì?
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý khá phổ biến và đang dần trẻ hóa. Do đó các triệu chứng của bệnh cũng rất dễ nhận biết. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh chảy máu dạ dày.
Đau nhiều vùng thượng vị
Khi bị chảy máu dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy vùng thượng vị (trên rốn) đau âm ỉ. Đôi khi người bệnh sẽ cảm thấy đau quặn từng cơn. Những cơn đau này sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn ăn quá no hoặc quá đói.
Khi bị xuất huyết bao tử, bạn cũng có thể cảm thấy vùng thượng vị nóng rát, cồn cào, người mệt lả. Những triệu chứng này biểu hiện rõ hơn khi dùng những loại thuốc chống viêm không steroid hoặc corticoid.
Tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc của người bệnh.
Nôn ra máu
Xuất huyết dạ dày có biểu hiện gì chính là nôn ra máu. Đây là biểu hiện đặc trưng của xuất huyết bao tử. Theo đó tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương mà dịch nôn và lượng máu chảy ra ở mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên lượng máu chảy ra có thể từ vài chục ml đến hàng lít. Máu sẽ trộn lẫn với dịch tiêu hóa và có màu hồng, đỏ tươi hoặc nâu cà phê.
Đi ngoài ra phân đen
Máu từ dạ dày chảy vào ống tiêu hóa khiến phân chuyển màu đen. Nguyên nhân có thể là do lượng sắc tố có trong máu khiến phân đổi màu. Tuy nhiên ở một số trường hợp lượng máu chảy ra quá nhiều, phân không chỉ chuyển màu mà còn có mùi tanh, hôi rất khó chịu. Đôi khi phân sẽ kèm theo chất nhão.
Thiếu máu
Do dạ dày bị chảy máu khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, da tái nhợt, môi tím tái. Ngoài ra người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy ớn lạnh, tay chân run rẩy, bụng chướng đau, khi ấn vào sẽ thấy căng cứng.
Một số triệu chứng khác
Ngoài những biểu hiện trên, khi bị xuất huyết bao tử, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như:
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai
- Luôn cảm thấy khát nước
- Người mệt mỏi, lịm đi, không tỉnh táo
- Thở gấp, đổ mồ hôi
- Tiểu ít hoặc vô niệu
- Tụt huyết áp
- Bụng sôi
Trên đây chủ yếu là những triệu chứng của xuất huyết dạ dày cấp tính. Trường hợp xuất huyết dạ dày mãn tính sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Dù là cấp tính hay mãn tính, ngay khi thấy những triệu chứng trên, bạn nên đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết bao tử
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết bao tử. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh xuất huyết bao tử.
Loét dạ dày – tá tràng
Các chuyên gia y tế cho biết, loét dạ dày – tá tràng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra xuất huyết bao tử. Theo đó niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non bị tổn thương hình thành nên những ổ viêm loét. Những ổ viêm này nếu không được điều trị sẽ phát triển, lan rộng và ăn sâu vào lòng mạch. Từ đó dẫn đến tình trạng chảy máu dạ dày.
Ung thư dạ dày/ Polyp dạ dày
Những khối u trong dạ dày ma sát với thức ăn khiến lòng mạch bị tổn thương. Từ đó gây ra hiện tượng chảy máu dạ dày.
Với nguyên nhân này, lượng máu chảy ra sẽ ít, các cơn đau thường âm ỉ và dai dẳng chứ không quặn thắt, dữ dội. Tuy nhiên nếu các khối u và polyp to triệu chứng xuất huyết dạ dày sẽ nghiêm trọng hơn.
Sang thương mạch máu
Những mạch máu ở phần tá tràng và dạ dày chịu tổn thương sẽ phình to, giãn nở và vỡ ra dẫn đến chảy máu. Một số nguyên nhân gây ra sang thương mạch máu như: U máu trong gan (Hemangioma), loạn sản mạch máu hoặc Dieulafoy.
Giảm tiểu cầu
Bên cạnh hồng cầu và bạch cầu cơ thể con người còn chứa một lượng lớn tiểu cầu. Tiểu cầu có công dụng cầm máu và làm đông máu khi cơ thể bị tổn thương. Khi số lượng tiểu cầu giảm sẽ gây ra hiện tượng chảy máu cam, tiểu ra máu, chảy nướu, xuất huyết dạ dày…
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng.Một trong những biến chứng điển hình của sốt xuất huyết chính là chảy máu bao tử. Nguyên nhân gây ra biến chứng này chính là virus sốt xuất huyết khiến lượng tiểu cầu giảm, máu cô đặc. Rối loạn máu không chỉ gây ra xuất huyết dạ dày còn có thể làm chảy máu chân răng, chảy máu cam.
Xơ gan
Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra do bệnh xơ gan. Theo đó, xơ gan khiến cho tĩnh mạch chịu áp lực, từ đó khiến cho bên trong lòng mạch chịu ảnh hưởng và gây ra chảy máu.
Những bệnh nhân xơ gan ở giai đoạn cuối thường bị xuất huyết bao tử.
Thiếu vitamin K
Chức năng chính của vitamin K chính là giúp cơ thể đông máu, ngăn ngừa tình trạng chảy máu kéo dài. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin K, lòng mạch bị ảnh hưởng và gây ra xuất huyết.
Bệnh Hemophilia (máu khó đông)
Đây là một dạng bệnh rối loạn máu hiếm gặp. Nguyên nhân gây ra bệnh chính là thiếu hụt yếu tố đông máu. Những người bị mắc bệnh Hemophilia sẽ có nguy cơ cao bị xuất huyết dạ dày.
Lạm dụng thuốc tân dược
Khi bạn sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống đau, chống đông máu,… trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh xuất huyết bao tử.
Do tai nạn
Những chấn thương do tai nạn gây ra xảy ra ở khoang bụng có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Người có tiền sử bệnh dạ dày
Với những người đã có tiền sử bệnh dạ dày như viêm loét, đau dạ dày nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dễ bị chảy máu bao tử.
Căng thẳng, stress kéo dài
Việc cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, lo âu, stress sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của dạ dày. Lâu dần sẽ hình thành nên những ổ viêm loét và chảy máu.
Thói quen ăn uống không khoa học, lành mạnh
Thường xuyên ăn những đồ chua cay nóng, dầu mỡ, ít chất xơ, uống rượu, bia,…sẽ khiến hệ tiêu hóa mất căng bằng. Từ đó gây nên tình trạng viêm loét, nguy hiểm hơn là chảy máu dạ dày.
Chảy máu dạ dày có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, xuất huyết dạ dày là tình trạng cấp cứu nội – ngoại khoa nguy hiểm. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến máu chảy ồ ạt. Từ đó khiến người bệnh sốc và tử vong.
Chính vì vậy,ngay khi thấy cơ thể có biểu hiện xuất huyết dạ dày bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Theo nhiều thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong do xuất huyết dạ dày đang tăng lên đáng kể bởi không được kiểm soát trong 24 giờ đầu.
Xuất huyết bao tử có chữa được không? Cách điều trị
Bệnh xuất huyết dạ dày có thể không gây nguy hiểm nếu như phát hiện và điều trị kịp thời. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra, và nghe tư vấn của bác sĩ.
Cách chẩn đoán bệnh xuất huyết bao tử
Để điều trị xuất huyết dạ dày, bạn cần phải xác định được vị trí chảy máu cũng như nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện các biện pháp chẩn đoán bệnh như sau:
- Thăm khám lâm sàng: Đây là việc đầu tiên để xác định được tình trạng bệnh của bạn. Theo đó bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn đang gặp phải. Ví dụ như: Nôn ra máu nhiều hay ít, phân có màu gì, có đau bụng không?… Đồng thời khai thác tiền sử bệnh lý của bạn. Qua đó, bác sĩ sẽ có những nhận định ban đầu về tình trạng bệnh của bạn.
Để xác định chính xác về vị trí chảy máu, nguyên nhân gây bệnh bạn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, thủ thuật sau:
- Nội soi tiêu hóa: Nội soi là thủ thuật giúp bác sĩ tìm ra vị trí chảy máu cũng như xác định tình trạng bệnh của bạn một cách chính xác nhất. Ở một số trường hợp bệnh mới khởi phát, bác sĩ cũng có thể thông qua nội soi để điều trị. Tuy nhiên, phương pháp nội vẫn tồn tại hạn chế khi không thể phát hiện ra xuất huyết ẩn.
- Chụp X-quang Baryt: Đây là kỹ thuật kết hợp chụp X-quang với chất cản quang. Việc này giúp bác sĩ nhìn thấy đường tiêu hóa. Tuy nhiên hiện nay kỹ thuật này ít được áp dụng trong việc chẩn đoán bệnh xuất huyết bao tử.
- Xét nghiệm máu: Mục đích của việc xét nghiệm máu nhằm xác định công thức máu, Ure, Bilirubin, AST, Creatinin,…
- Đặt sonde dạ dày: Thủ thuật này sử dụng một cái ống thông cho vào mũi của bệnh nhân, sau đó từ từ di chuyển xuống khu vực dạ dày. Mục đích của thủ thuật này nhằm rửa sạch dạ dày. Đồng thời việc đặt sonde dạ dày cũng giúp bác sĩ xác định được xuất huyết xảy ra ở đường tiêu hóa dưới hay trên.
- Mở bụng thăm dò: Với những trường hợp không thể xác định nguyên nhân và vị trí xuất huyết bằng các thủ thuật khác, bạn có thể phải mổ bụng thăm dò. Như đã nói việc này giúp bác sĩ tìm được chính xác vị trí xảy ra xuất huyết. Đồng thời cầm máu cho nạn nhân ngay trong quá trình phẫu thuật.
Sau khi xác định được tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ định hướng phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng sức khỏe của bạn. Dưới đây là những phương pháp trị bệnh xuất huyết dạ dày phổ biến nhất hiện nay.
Nội soi điều trị bệnh xuất huyết bao tử
Nội soi giúp bác sĩ xác định được chính xác vị trí xảy ra xuất huyết. Dựa vào đó bác sĩ sẽ chỉ định bạn phương pháp điều trị tương ứng. Mục đích của phương pháp điều trị là cầm máu, hoàn thể tích máu, hồi sức và điều trị nguyên nhân bệnh lý.
Phác đồ nội soi điều trị bệnh xuất huyết bao tử như sau:
- Hồi sức cấp cứu và chống sốc: Theo đó khi bệnh nhân nhập viện với triệu chứng xuất huyết bao tử bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu hồi sức, chống sốc. Tùy vào tình trạng xuất huyết bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở ống oxy từ 30-50 phút. Sau đó tiến hành bù hồng cầu cho bệnh nhân để tránh hiện tượng kiệt sức vì mất quá nhiều máu. Ngoài ra, tùy theo lượng máu bạn bị mất và các triệu chứng, bác sĩ cũng sẽ bù dịch Natri Clorua nồng độ 0.9% với liều lượng thích hợp.
- Kiểm tra mức độ, tình trạng bệnh: Sau khi bệnh nhân đã được hồi sức cấp cứu và chống sốc, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa thăm khám lâm sàng và nội soi để xác định chính xác tình trạng, mức độ chảy máu dạ dày.
- Xác định vị trí xảy ra xuất huyết dạ dày: Dựa vào nội soi bác sĩ sẽ xác định được vị trí, kích thước vùng bị chảy máu. Từ đó bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị tương ứng. Cụ thể như kê đơn thuốc hoặc phẫu thuật.
- Nội soi cấp cứu: Để tiến hành cầm máu cấp tốc, người bệnh có thể phải thực hiện phương pháp nội soi cấp cứu. Theo đó bạn sẽ được tiêm thuốc PPI mỗi ngày 2 lần để nâng cao độ PH trong dạ dày. Việc này giúp duy trì chức năng đông máu trong dạ dày, hỗ trợ quá trình điều trị. Với trường hợp người bệnh bị viêm gan, bác sĩ sẽ tiêm bổ sung vitamin K và ngưng sử dụng thuốc chống đông máu.
- Tìm nguyên nhân và kiểm soát tình trạng chảy máu dạ dày: Sau khi nội soi, bác sĩ đã biết được vị trí xảy ra xuất huyết. Tiếp đó bác sĩ tiến hình điều trị bệnh. Kiểm soát việc xuất huyết sẽ trải qua các giai đoạn như nhiệt đông, chích xơ, chèn bóng hoặc buộc thắt tĩnh mạch.
- Ngăn ngừa biến chứng và hạn chế bệnh tái phát: Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải khi nội soi như thủng dạ dày, tim đập nhanh, tụt huyết áp,… Để ngăn ngừa những biến chứng này, đồng thời hạn chế bệnh tái phát, bác sĩ sẽ chỉ đinh bạn sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch như PPI hoặc Ranitidin 50mg. Đồng thời bác sĩ cũng hướng dẫn người bệnh xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp để hỗ hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh.
Điều trị ngoại khoa
Tuy nhiên ở một số trường hợp khi tình trạng xuất huyết dạ dày chuyển biến nặng, người bệnh bắt buộc phải sử dụng phương pháp ngoại khoa nghĩa là mổ cấp cứu. Thông thường, mổ cấp cứu chỉ áp dụng khi xuất huyết dạ dày trong một thời gian dài, người bệnh có tiền sử chảy máu và nguy cơ thoái hóa ác tính. Mục đích của phương pháp này là giúp người bệnh cầm máu nhanh chóng và bảo toàn tính mạng. Ngoài ra, với nhóm bệnh nhân đã cao tuổi không đáp ứng thuốc cần cân nhắc khi áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa.
Tùy thuộc vào diện tích vết thương vùng niêm mạc bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp. Cụ thể, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần dạ dày bị tổn thương, hoặc cắt bỏ toàn bộ để ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng gây nguy hiểm tính mạng. Khi thực hiện phẫu thuật mở, người bệnh cần nằm viện 2 tuần để các bác sĩ theo dõi quá trình hồi phục.
Sử dụng thuốc tân dược chữa chảy máu dạ dày
Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và xét nghiệm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng bệnh nhân. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị chảy máu dạ dày như:
- Adrenalin hòa chung với nước muối đẳng trương lạnh. Công dụng của thuốc này là giúp người bệnh cầm máu một cách nhanh chóng.
- Nhóm thuốc ngăn tiết axit và trung hòa axit trong dịch vị dạ dày. Một số loại thuốc như Gastropulgite, Alusi hoặc Maalox,…
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton và kháng H2 và . Một số loại thuốc như Omeprazol, Lansoprazol, hoặc Pantoprazol,…
- Thuốc co mạch như Posthypophyse, Carbazochrome hoặc Octreotidev,…
- Thuốc làm đông máu như Menaquinone, Phytomenadione hoặc Menadione,…
- Với trường hợp người bệnh đang bị xuất huyết, bác sĩ có thể chỉ định bạn tiêm Cimetidin, Famotidin hoặc Ranitidin,…
Lưu ý: Những loại thuốc này giúp người bệnh nhanh chóng giảm các triệu chứng do bệnh xuất huyết dạ dày gây ra. Nhưng nó chỉ mang tính tạm thời, không thể điều trị dứt điểm bệnh. Sau một thời gian ngưng sử dụng thuốc, bệnh có thể tái phát trở lại. Ngoài ra người bệnh không nên lạm dụng hoặc tự ý mua thuốc về nhà điều trị. Vì thuốc tân dược sử dụng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Đông y chữa chảy máu bao tử
Tây y giúp bạn nhanh chóng giảm nhanh các triệu chứng bệnh, tuy nhiên xuất huyết dạ dày có thể tái phát ngay khi ngưng sử dụng thuốc. Uống thuốc Tây y trong một thời gian dài bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nổi mề đay, táo bón, loãng xương… Lo lắng bởi những điều đó, nhiều người bệnh khi bị chảy máu dạ dày đã lựa chọn điều trị bệnh bằng Đông y.
Theo quan điểm của Đông y, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị xuất huyết bao tử chính là cầm máu, ngăn tình trạng xuất huyết lan rộng. Đồng thời làm lành các tổn thương ở niêm mạc, giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Và cuối cùng là ngăn ngừa bệnh tái phát.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa xuất huyết dạ dày được nhiều bệnh nhân đánh giá cao về hiệu quả.
Bài thuốc số 1
Nguyên liệu
- Bạn chuẩn bị cam thảo 15g và 10 trần bì, 90ml mật ong nguyên chất.
Cách làm
- Trần bì và cam thảo bạn dùng nước để rửa sạch.
- Cho cam thảo vào nồi và đun sôi với nước.
- Sau khi nước sôi 15 phút bạn cho trần bì vào và tiếp tục đun sôi.
- Nước thuốc thu được bạn chia thành 3 phần bằng nhau.
- Mỗi lần uống bạn cho mật ong vào, khuấy đều và uống.
Bài thuốc số 2
Nguyên liệu
- Bạn chuẩn bị khoảng 10 quả táo đỏ và 50g sen cạn.
Cách làm
- Bạn đem táo đỏ và sen cạn đã chuẩn bị đi rửa sạch và để ráo.
- Cho nguyên liệu vào nồi và đổ thêm 3 bát nước con, sau đó đun sôi với lửa nhỏ.
- Đun sôi cho đến khi cạn còn 1,5 bát con nước thì tắt bếp.
- Loại bỏ phần bã, nước thuốc chia 2 phần và uống sáng – tối.
Bài thuốc có công dụng cầm máu, dưỡng huyết và làm lành những tổn thương ở dạ dày.
Bài thuốc số 3
Nguyên liệu
- Bạn chuẩn bị 2 vị thuốc sau: Uất kim và cát căn.
- Cùng với chuối hột và mật ong nguyên chất.
Cách làm
- Bạn đem các vị thuốc đi rửa sạch và để ráo.
- Chuối hột bạn thái mỏng sau đó đem phơi khô.
- Mang các vị thuốc đi nghiền thành bột.
- 15g bột thuốc bạn trộn đều với 1 thìa mật ong nguyên chất và ăn.
- Người bệnh nên dùng loại thuốc trước khi ăn bữa chính. Ngoài ra bạn không được dùng thuốc khi vừa mới uống thuốc xong.
Lưu ý: Đông y sử dụng thảo dược thiên nhiên nên rất lành tính, không gây ra những tác dụng phụ. Tuy nhiên không vì vậy mà bạn lạm dụng, uống quá liều chỉ định. Đồng thời người bệnh cần kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả, bởi Đông y tác dụng thường chậm hơn so với Tây y.
Mẹo dân gian trị bệnh hiệu quả
Với những trường hợp chảy máu dạ dày ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để trị bệnh tại nhà. Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản và chi phí thấp.
Một số mẹo dân gian trị bệnh chảy máu dạ dày như:
Cây lược vàng chữa chảy máu bao tử
Cây lược vàng là loại cây chứa một lượng lớn các hoạt chất có khả năng điều trị xuất huyết bao tử như Steroid, Flavonoid,… Ngoài ra các chất vitamin và thành phần khác trong cây lược vàng cũng giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Cách dùng cây lược vàng chữa bệnh như sau:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá cây lược vàng, sau đó dùng nước rửa sạch, để ráo,
- Cắt nhỏ lá cây lược vàng, sau đó cho vào nồi và đun sôi cùng 1 lít nước.
- Nước sôi bạn đổ ra cốc và uống hết trong ngày.
- Bạn kiên trì uống nước lá cây lược vàng cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Lá ổi trị bệnh xuất huyết dạ dày
Lá ổi không còn xa lạ gì với người dân Việt thế nhưng ít ai biết rằng lá ổi cũng có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Theo đó thành phần chính trong lá ổi là β-Sitosterol, Guaijaverin, Quereentin, Avicularin, Leucocyanidin. Ngoài ra trong lá ổi cũng chứa một lượng lớn các dược chất như Eugenol, Volatile oil, Flavonoid, Polysaccharide và đặc biệt là Vitamin C giúp cơ thể tăng cường đề kháng.
Nhờ bảng thành phần đặc biệt này, lá ổi có công dụng ngăn ngừa ung thư, xuất huyết, trị tiêu chảy, tiêu sưng, giảm đau, giảm cholesterol máu,…
Cách dùng lá ổi trị bệnh xuất huyết bao tử như sau:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá ổi non, gạo lứt và nước lọc.
- Gạo đem vo sạch, lá ổi cũng dùng nước rửa sạch.
- Cho lá ổi và gạo vào nồi, đổ nước và đun sôi.
- Đổ nước ra 2 cái bát con và uống hết trong ngày.
Trị bệnh bằng lá trầu không
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Đồng thời lá trầu không cũng giúp làm lành các vết thương do bệnh xuất huyết dạ dày gây ra.
Cách dùng lá trầu không trị bệnh chảy máu bao tử như sau:
- Bạn chuẩn bị 10 lá trầu không và nửa lít nước lọc.
- Bạn đem lá trầu không đi rửa sạch sau đó vò nát.
- Cho lá trầu không vào nồi và đổ 500ml nước lọc đã chuẩn bị vào đun sôi.
- Nước lá trầu không bạn chia đều và uống hết trong ngày.
- Kiên trì áp dụng phương pháp này 1 tháng để thấy được hiệu quả.
Lưu ý: Những mẹo dân gian chỉ nên áp dụng khi bệnh mới khởi phát. Trong trường hợp đang áp dụng những mẹo này thấy bệnh không thuyên giảm, bạn cần đến ngay bệnh viện để được điều trị thích hợp.
Biện pháp phòng bệnh xuất huyết bao tử
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, để ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn cần xây dựng một chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Dưới đây chúng tôi xin gợi ý một số biện pháp phòng ngừa xuất huyết bao tử hiệu quả:
Có chế độ dinh dưỡng thích hợp với thể trạng sức khỏe và bệnh
Theo các chuyên gia y tế, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày chính là do thói quen ăn uống.Vì vậy để ngăn ngừa bệnh tái phát bạn nên xây dựng cho mình một thực đơn và chế độ ăn uống khoa học.
- Người bệnh nên ăn những thực phẩm có khả năng trung hòa axit dịch vị. Ví dụ như trứng gà, sữa tươi,…
- Bạn nên ăn những thực phẩm giúp giảm tiết axit dịch vị. Ví dụ như dầu thực vật, đường, mật ong hoặc bánh quy,…
- Bổ sung thêm rau xanh vào chất xơ vào bữa ăn hằng ngày của bạn. Một số loại rau bạn nên ăn như rau bina, súp lơ, cải bắp, cải thảo, cà rốt, khoai tây,…
- Người có bệnh về dạ dày nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Ví dụ như cháo tía tô, súp gà, cháo gà, cháo thịt nạc, gà hầm, rau củ quả luộc…
- Bạn nên ăn những thực phẩm có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Lúa mì, khoai, bánh mì, gạo nếp,…
- Đồng thời hạn chế ăn những thực phẩm khó tiêu, cứng. Ví dụ như các loại rau già, thịt có sụn, có gân,…
- Không ăn những loại đồ ăn đã lên men, chua. Ví dụ như cà muối, dưa chua, các loại quả chua (khế, bưởi, cóc, xoài,…)
- Kiêng sử dụng các loại gia vị kích thích dạ dày như mù tạt, hồ tiêu, ớt, dấm,…
- Kiêng ăn những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ và chế biến sẵn. Ví dụ như khoai tây chiên, lạp xưởng, xúc xích, dăm bông, đồ đóng hộp,…
- Đặc biệt người bệnh xuất huyết dạ dày không được uống bia, rượu, trà hoặc cà phê. Đây là những đồ uống có chứa chất kích thích gây hại cho dạ dày.
- Người bệnh nên uống nhiều nước lọc để ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày gây chảy máu.
Thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Để ngăn ngừa bệnh xuất huyết dạ dày tái phát bạn không nên hút thuốc. Vì nó có thể khiến dạ dày bị viêm loét, từ đó dẫn đến lòng mạch bị vỡ và chảy máu.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid hoặc corticoid. Những loại thuốc này sẽ làm giảm khả năng tổng hợp prostaglandin – một chất có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Nếu sử dụng các loại thuốc chống đông bạn cần uống theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời nói với bác sĩ về tiền sử bệnh của mình để bác sĩ căn chỉnh lượng thuốc phù hợp, hoặc thay đổi thuốc.
- Giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh căng thẳng và stress kéo dài. Bởi theo các chuyên gia y tế đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày.
- Tăng cường rèn luyện thân thể bằng các bài tập nhẹ nhàng.
- Tái khám sức khỏe theo đúng hẹn bác sĩ đã đưa.
Xuất huyết dạ dày là dạng cấp cứu nội – ngoại khoa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện của xuất huyết bao tử, bạn nên đến ngay bệnh viện để được can thiệp y tế kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!