Viêm âm đạo có gây chậm kinh không? Biện pháp điều trị và phòng tránh
Viêm âm đạo có gây chậm kinh không là thắc mắc, lo lắng của nhiều chị em. Thực tế, viêm nhiễm âm đạo cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Song việc hiểu rõ về biến chứng này cũng như cách khắc phục là vô cùng cần thiết.
Bệnh viêm âm đạo có gây chậm kinh không?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm kinh như căng thẳng kéo dài, sang chấn tâm lý, thay đổi môi trường sống đột ngột, ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi không điều độ,…
Ngoài ra, có thể xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý như viêm âm đạo, tuyến giáp bất thường, u nang buồng trứng,…
Vậy bị viêm âm đạo có gây chậm kinh không? Câu trả lời là CÓ. Theo các chuyên gia khoa sản, nếu bị viêm âm đạo sẽ dẫn đến khả năng bị rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, vô kinh, kinh nguyệt ra nhiều.
Viêm âm đạo có gây chậm kinh khi tình trạng viêm âm đạo đã chuyển biến nặng. Vì vậy, chị em cần được phát hiện, điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra biến chứng khó lường như viêm nội mạc tử cung, khả năng mang thai, viêm màng ối và các vấn đề tâm sinh lý khác.
Bị chậm kinh do viêm âm đạo phải làm gì?
Ngoài thắc mắc “bị viêm âm đạo có làm chậm kinh không?” chị em khi bị viêm âm đạo còn lo lắng, hoang mang không biết phải làm gì. Thực tế, viêm âm đạo tác động xấu đến cổ tử cung, buồng trứng. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến tuyến giáp, khả năng thụ thai, thậm chí gây vô sinh.
Chậm kinh do viêm âm đạo sẽ gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm vùng chậu, viêm tiết niệu, ung thư cổ tử cung,… Vì vậy, khi bị viêm âm đạo có gây chậm kinh chị em cần phát hiện bệnh sớm, điều trị dứt điểm, tránh biến chứng khôn lường.
Sử dụng thuốc dân gian trị chậm kinh do viêm âm đạo
Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền nhiều mẹo chữa viêm âm đạo gây chậm kinh hiệu quả, đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà. Những bài thuốc dân gian được ưa chuộng vì sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên lành tính, đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Chị em cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng và theo dõi cơ địa xem có phù hợp hay không. Nếu không may bị viêm âm đạo có gây chậm kinh, chị em có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian sau:
Bài thuốc 1: Sử dụng lá trầu không chữa viêm âm đạo
Lá trầu không có công dụng diệt khuẩn, chống viêm, giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau rát nhanh chóng. Bạn cũng có thể thay thế lá trầu không bằng lá trà xanh, với cách làm tương tự.
Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không
Cách thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch, cho thêm ít muối, đun sôi với nước.
- Dùng nước xông hơi vùng âm đạo khi còn nóng, lấy nước này để rửa vùng kín luôn.
Lưu ý: Không ngâm cả âm hộ trong nước trầu không, có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Bài thuốc 2: Giấm táo
Giấm táo có số lượng lớn lợi khuẩn và enzyme có khả năng tiêu trừ các loại nấm men, vi khuẩn, điển hình là nấm candida có hại. Đồng thời, giấm táo còn có thể cân bằng môi trường âm đạo, đưa độ pH trở về mức bình thường.
Chuẩn bị: Một bát giấm táo.
Cách thực hiện:
- Dùng một bát giấm táo hoà vào một chậu nước, dùng để rửa âm đạo.
- Có thể hoà nước giấm táo vào nước tắm, vừa tắm vừa ngâm âm hộ từ 20 – 30 phút.
Bài thuốc 3: Sử dụng lá húng quế
Lá húng quế được biết đến là dược liệu có khả năng kháng khuẩn cao. Sử dụng bài thuốc từ lá húng quế giúp giảm sưng, đau rát vùng âm đạo. Đây là mẹo dân gian hữu ích cho những chị em bị viêm âm đạo có gây chậm kinh.
Chuẩn bị: Lá húng quế.
Cách thực hiện: Lá húng quế rửa sạch, đun sôi để lấy nước uống. Nước cốt và bã của lá có thể đắp trực tiếp lên vùng kín.
Điều trị bằng Tây y
Viêm âm đạo có gây chậm kinh nên cần được điều trị sớm tại cơ sở uy tín, tránh bệnh tái phát nhiều lần. Chị em tuyệt đối không tự tiện mua thuốc về sử dụng. Như vậy là đang đánh cược sức khỏe, thậm chí tính mạng vào vòng nguy hiểm.
Khi đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bởi mỗi loại vi khuẩn sẽ có thuốc đặc trị khác nhau.
- Thuốc uống: Metronidazole, fluconazole, doxycycline… điều trị nhanh chóng viêm âm đạo do có dược tính mạnh, kháng khuẩn tốt.
- Thuốc đặt: Phổ biến như sadetabs, metromicon, canesten,.. Những thuốc này có khả năng diệt nấm, trùng roi. Thuốc đặt không được sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Thuốc bôi: Phổ biến như nizoral, clindamycin, neomycin,… giúp tiêu diệt vi khuẩn bên ngoài âm hộ
Ngoài ra, trong Tây y còn có phương pháp như dùng công nghệ oxygen để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Với phương pháp này, người bệnh cần thực hiện ngoại khoa tại cơ sở y tế. Bệnh nhân cũng cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng, an toàn để tiến hành điều trị viêm âm đạo có gây chậm kinh.
Trị viêm âm đạo có gây chậm kinh bằng Đông y
Chữa viêm âm đạo bằng Đông y được nhiều người áp dụng bởi hiệu quả lâu dài, lành tính, phụ nữ có thai, cho con bú cũng có thể sử dụng.
Hạn chế của bài thuốc Đông y là vị khó uống, tác dụng chậm, thường mất công chế biến thành thuốc. Để đạt được hiệu quả cao, chị em cần kiên trì sử dụng và thực hiện đúng công thức.
Bài thuốc số 1
Trường hợp chị em có các biểu hiện như khí hư màu vàng, vùng kín ngứa rát, nước tiểu màu đỏ, táo bón thì có thể sử dụng bài thuốc này. Cần thực hiện đều đặn đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Nguyên liệu: Sinh địa 16gr, thương truật 12gr, sa tiền 12gr, sài hồ 12gr, thổ phục linh 12gr, bạch thược 12gr, trạch tả 12gr, đan bì 12gr, long đờm thảo 8gr, uất kim 8gr, cam thảo 4gr.
Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào sắc với 5 bát nước. Đến khi cạn còn 3 bát thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc số 2
Bài thuốc này sử dụng trong trường hợp có triệu chứng như nhiều khí hư trắng, đau bụng dưới, chướng bụng, bị đầy bụng về chiều, chân lạnh. Chị em cần thực hiện hàng ngày đều đặn cho tới khi bệnh thuyên giảm.
Nguyên liệu: Hoài sơn 16gr, hoàng kỳ 16gr, bạch truật 12gr, đăng săm 12gr, sinh địa 12gr, sa tiền 12gr, bạch thược 12gr, đương quy 12gr, ngải diệp 10gr, hương phụ 10gr, cam thảo 6gr, quế nhục 4gr, 3 trái táo khô.
Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào sắc với 5 bát nước. Đến khi cạn còn 3 bát thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc số 3
Bài thuốc Đông y này chữa viêm âm đạo có triệu chứng bị ra nhiều khí hư, có mùi hôi. Với trường hợp bệnh này cần kết hợp cả thuốc uống, thuốc rửa và thuốc xông.
- Thuốc rửa: 100ml nước cốt lá trầu không, 20ml nước cốt tỏi, 10gr phèn chua sao khô. Trộn tất cả lại, dùng gạc thấm thuốc để rửa âm đạo, sau đó đóng băng vệ sinh để qua đêm. Sáng hôm sau rửa sạch với nước muối ấm pha loãng. Sử dụng thường xuyên đến khi hết khí hư.
- Thuốc xông: Lấy 100gr lá bạc thau giã nát, đun sôi rồi dùng hơi nóng xông âm đạo.
- Thuốc uống: 20gr lá bạc thau, 20gr ké đầu ngựa, 20gr vỏ cây gạo, 80gr rễ bạch đồng nữ. Đêm tất cả dược liệu đi sắc với 200ml nước, dùng 2 lần/ngày.
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất
Viêm âm đạo có gây chậm kinh, nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, khó lường. Chị em cần nên biết những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất. Và cần biết cách tự chăm sóc “cô bé” trong thời gian điều trị bệnh:
- Vệ sinh “cô bé” thường xuyên, sạch sẽ, nhẹ nhàng, đúng cách. Vệ sinh bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh sau mỗi lần đi tiểu, trước và sau khi quan hệ tình dục, trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Lựa chọn băng vệ sinh đảm bảo, còn thời hạn sử dụng, đủ khả năng thấm hút. Khuyến cáo 4 tiếng nên thay băng một lần.
- Vùng kín là vùng da nhạy cảm nên không được dùng các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh. Cũng không được tự ý thụt rửa “cô bé” quá mạnh, thụt sâu.
- Chọn quần lót có khả năng thấm hút tốt, nên thay quần lót hàng ngày. Không mặc quần lót còn ẩm ướt, mặc quần lót quá chật.
- Trong những ngày “đèn đỏ” không nên quan hệ tình dục. Trong thời gian điều trị viêm âm đạo cần kiêng “chuyện ấy”. Bởi các vết lở loét có thể trở nên nghiêm trọng hơn, biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm khác.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Nên để tâm trạng thoải mái, tránh lo nghĩ, stress kéo dài.
Như vậy, viêm âm đạo có gây chậm kinh. Vì thế, phái đẹp nên nắm bắt thêm các kiến thức về bệnh cũng như biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe. khi phát hiện những dấu hiệu bất thường tại vùng kín, cần tìm gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế thăm khám ngay, tránh vì e ngại mà làm cho bệnh diễn biến nặng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!