Viêm âm đạo ra mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Viêm âm đạo ra mủ là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm, khiến phụ nữ có thể đối mặt với nguy cơ vô sinh, ung thư tử cung. Đây cũng là triệu chứng bất thường thể hiện bệnh đang diễn biến nặng. Vì vậy, khi gặp những dấu hiệu này chị em không được chủ quan, cần đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị sớm.
Viêm âm đạo ra mủ là gì? Triệu chứng thường gặp
Viêm âm đạo ra mủ là hiện tượng âm đạo xuất hiện các chất dịch nhầy, ẩm ướt. Kèm theo đó là mùi hôi rất khó chịu, cảm giác ngứa ngáy liên tục ở âm đạo và xung quanh. m đạo ra mủ thường có màu trắng, vàng hoặc xanh.
Thông thường, âm đạo ra mủ là biểu hiện của thói quen sinh hoạt, việc vệ sinh không đúng cách. Viêm âm đạo ra mủ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Nhưng khiến chị em khó chịu, mất tự tin, bất tiện trong đời sống thường nhật.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm âm đạo ra mủ xanh là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh nguy hại như:
- Viêm lộ tuyến tử cung, viêm tử cung, viêm nội mạc tử cung, bệnh xã hội lây qua đường tình dục. Nếu chủ quan không chữa đúng cách, những bệnh này có thể để lại hậu quả nặng nề, thậm chí mất khả năng sinh sản.
- Người bị viêm âm đạo ra mủ thông thường gặp các triệu chứng dưới đây:
- Dịch mủ nhầy hoặc đặc, có màu trắng đục, vàng hoặc chuyển xanh, có thể kèm máu.
- Âm đạo có mùi hôi, tanh hoặc khắm rất khó chịu.
- Ngứa rát âm đạo liên tục.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu.
- Quan hệ tình dục có cảm giác rất đau, sau khi quan hệ có thể chảy máu.
- Âm hộ bị sưng đỏ, chảy máu nhiều.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo ra mủ
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm âm đạo ra mủ. Để xác định nguyên nhân chính xác cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, thực hiện xét nghiệm chuyên sâu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, viêm âm đạo ra mủ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây.
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh lý phổ biến, hầu hết nữ giới đều gặp ít nhất một lần trong đời. Vùng kín không được bảo vệ đúng cách, vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập, gây viêm nhiễm.
Khi bị viêm âm đạo, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy, sưng đỏ, khó chịu vùng âm đạo. Người bình thường không bị bệnh, khí hư sẽ có màu trắng trong, không mùi.
Với người bệnh viêm âm đạo, khí hư tiết nhiều hơn, có màu trắng đục, vàng hoặc xanh và kèm theo mùi hôi khó chịu. Đó là những biểu hiện của viêm âm đạo ra mủ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh của người bệnh.
Viêm lộ tuyến tử cung
Bệnh viêm lộ tuyến tử cung gây nên hiện tượng âm đạo chảy mủ, đi kèm là các cơn đau rát, ngứa ngáy. Ở giai đoạn nhẹ, viêm lộ tuyến tử cung khiến âm đạo tiết ra khí hư loãng, có dạng bọt, chất nhầy dính chặt trên bề mặt quần lót. Khi âm đạo xuất hiện dịch giống dạng mủ, có màu xanh là bệnh đã diễn biến khá nặng.
Ngày nay, có rất nhiều chị em phụ nữ mắc bệnh viêm lộ tuyến tử cung. Bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại là một trong những nguyên nhân khiến nữ giới bị vô sinh, hiếm muộn.
Vi khuẩn, nấm xâm nhập
Các loại vi khuẩn như Trichomonas, nấm Candida là nguyên nhân gây ra viêm âm đạo. Viêm âm đạo do vi khuẩn Trichomonas sẽ có triệu chứng khí hư ra nhiều bất thường, dạng bọt, lâu ngày đổi màu xanh. Nặng hơn, khí hư xuất hiện cả trong nước tiểu.
Một trong những nguyên nhân khác khiến âm đạo chảy mủ là do âm bị nấm Candida tấn công. Nấm Candida xâm nhập làm cho âm đạo bị mất cân bằng pH, khí hư tiết ra có màu xanh, hôi tanh, quan hệ tình dục đau rát.
Bệnh viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung sẽ khiến người bệnh gặp các triệu chứng như khí hư bất thường, kinh nguyệt rối loạn, âm hộ đau rát, chảy máu sau khi quan hệ tình dục. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do vùng kín bị dị ứng với dung dịch vệ sinh, dụng cụ tránh thai, quan hệ tình dục không an toàn.
Bệnh viêm cổ tử cung là bệnh lý nhẹ hơn bởi chứng viêm chưa ăn sâu vào bên trong mà mới chỉ xuất hiện bên ngoài cổ tử cung.
Tuy nhiên bệnh nếu để lâu sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thai và việc sinh nở sau này. Do đó, ngay khi có các triệu chứng nhẹ, chị em cần đi khám và điều trị dứt điểm sớm.
Viêm nội mạc tử cung
Phụ nữ sau sinh hoặc từng nạo, phá, sảy thai là những đối tượng thường mắc bệnh viêm nội mạc tử cung. Bệnh khiến âm đạo tiết ra chất đặc sệt màu xanh, vón cục, mùi hôi.
Viêm âm đạo ra mủ do viêm nội mạc tử cung sẽ có các triệu chứng như: Đau liên tục ở bụng dưới, khí hư ra bất thường có lẫn mủ và máu, cơ thể sốt nhẹ, đau đầu, chóng mặt.
Bệnh lậu
Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình là những nguyên nhân chính gây ra bệnh xã hội như lậu, giang mai, HIV. Khi mắc bệnh lây lan qua đường tình dục sẽ có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng viêm âm đạo ra mủ.
Người bệnh sẽ có triệu chứng khí hư có màu xanh, mùi tanh nồng. Bệnh không được chữa trị kịp thời có thể khiến vòi trứng bị tắc, tăng nguy cơ ung thư.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, viêm âm đạo ra mủ cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như:
- Lạm dụng thuốc tránh thai: Dùng thuốc tránh thai quá nhiều đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp khiến môi trường âm đạo bị rối loạn. Tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, âm đạo chảy mủ.
- Sức đề kháng kém: Hệ miễn dịch yếu cũng khiến nguy cơ bị viêm âm đạo ra mủ cao hơn.
- Nội tiết tố rối loạn: Nội tiết tố thay đổi sẽ ảnh hưởng đến môi trường âm đạo, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
- Vệ sinh không đúng cách: Lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh hoặc dùng sản phẩm kém chất lượng khiến âm đạo bị tổn thương.
Bị viêm âm đạo ra mủ có nguy hiểm không?
Viêm âm đạo ra mủ được đánh giá là biểu hiện của bệnh viêm âm đạo đã sang giai đoạn nặng. Chị em sẽ gặp nhiều phiền toái, thiếu tự tin trong hoạt động hàng ngày. Nếu để lâu bệnh chuyển biến xấu, khó chữa, chị em phải đối mặt với nhiều hệ luỵ như vô sinh, hiếm muộn, ung thư,…
Tuỳ vào độ tuổi của nữ giới mà những ảnh hưởng, biến chứng của bệnh sẽ khác nhau như:
- Trong độ tuổi sinh sản: Âm đạo bị đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Viêm âm đạo ra mủ có thể khiến khả năng và tỷ lệ thụ thai suy giảm. Bởi vì, bệnh lan sang các cơ quan sinh sản khác, khiến chất lượng trứng giảm, tắc vòi trứng,…
- Phụ nữ mang thai: Viêm âm đạo ra mủ gây ảnh hưởng rất nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai. Thai nhi có thể bị dị tật, tăng nguy cơ sinh non, vỡ ối. Em bé khi sinh ra chậm phát triển hơn bình thường. Ngoài ra, trẻ dễ mắc bệnh bẩm sinh như viêm kết mạc, mờ mắt, nghiêm trọng hơn là mù mắt.
- Phụ nữ tiền mãn kinh: Viêm âm đạo ra mủ là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, mãn kinh sớm, rối loạn nội tiết tố.
Phương pháp chẩn đoán phổ biến
Để chẩn đoán viêm âm đạo ra máu bác sĩ sẽ tiến hành khai thác về triệu chứng hiện tại, tiền sử bệnh tật, yếu tố nguy cơ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
- Khai thác về tiền sử viêm nhiễm âm đạo: Xác định người bệnh đã từng bị nhiễm trùng âm đạo hoặc bệnh lây qua đường tình dục hay chưa. Từ đó, định hướng nguyên nhân là viêm âm đạo mới hay tái phát.
- Khám phụ khoa: Bác sĩ sẽ khám vùng chậu bằng cách dùng một dụng cụ (mỏ vịt) đặt vào trong âm đạo để kiểm tra vết sưng, đau, đỏ, loét, dịch tiết bất thường.
- Lấy dịch âm đạo: Bác sĩ dùng tăm bông hoặc bàn chải để phết dịch âm đạo.
- Xét nghiệm: Mẫu bệnh phẩm được gửi đến phòng xét nghiệm. Có thể dùng phương pháp soi tươi hoặc cấy để tìm vi khuẩn, nấm, nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo.
- Kiểm tra pH: Dùng que thử pH hoặc giấy pH vào thành âm đạo. Nếu độ pH tăng, có thể viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trichomonas.
Cách điều trị viêm âm đạo ra mủ hiệu quả
Viêm âm đạo ra mủ là một bệnh lý nguy hiểm với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Chị em nếu phát hiện triệu chứng bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và được điều trị kịp thời. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị em mà còn ảnh hưởng đến bạn tình.
Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp với nhiều phương pháp như Tây y, Đông y, mẹo dân gian. Bên cạnh đó là chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lý.
Sử dụng mẹo dân gian tại nhà
Có nhiều nguyên liệu được dùng làm bài thuốc dân gian chữa viêm âm đạo ra mủ tại nhà. Những thực phẩm này đều dễ tìm, có tính chống viêm, kháng khuẩn cao.
Sữa chua
Thành phần của sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn Lactobacillus. Lợi khuẩn này có khả năng giải phóng phóng hydrogen peroxide để tiêu diệt nấm candida. Do đó, dùng sữa chua là phương pháp phù hợp với bệnh nhân viêm âm đạo ra mủ do nấm candida.
Chuẩn bị: Sữa chua
Cách thực hiện:
- Vệ sinh sạch âm đạo, dùng bông gòn thấm sữa chua, chấm vào âm đạo. Để yên trong 10 phút.
- Mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần đến khi khỏi bệnh.
Rau sam
Rau sau là “vị thuốc trường thọ” được dùng chữa nhiều bệnh. Rau sam giúp thanh nhiệt, giải độc, dùng chữa viêm âm đạo rất tốt.
Có 2 cách để sử dụng rau sam: rửa vệ sinh và uống.
Chuẩn bị: Rau sam, muối.
Cách thực hiện:
Cách 1: Đem rau sam ngâm với nước muối, sau đó cho vào nồi đun sôi rồi đổ nước ra chậu cho nguội bớt, thêm một ít muối, dùng rửa vùng kín. Mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần.
Cách 2: Giã rau sam lấy nước để uống trước khi đi ngủ, hoặc trước ăn sáng 30 phút.
Khổ sâm
Khổ sâm là bài thuốc dân gian điều trị viêm âm đạo ra mủ hiệu quả tại nhà, đặc biệt là chữa viêm lộ tuyến tử cung. Bài thuốc này có phần thành Alcaloid, một chất kháng sinh chống viêm, chống lở loét rất hiệu quả.
Chuẩn bị: Khổ sâm đã phơi khô
Cách thực hiện:
- Đem khổ sâm tán thành bột nhuyễn.
- Lấy 50gr bột khổ sâm hoà với nước ấm, uống 2 lần một ngày.
Phương pháp Tây y điều trị viêm âm đạo ra mủ
Có nhiều loại thuốc chữa viêm âm đạo ra mủ, tuy nhiên bệnh nhân phải được sự chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc được tin dùng như Polygynax, Metromicon, Nystatin. Khi dùng thuốc, chị em cần theo dõi tiến trình phục hồi sau đó. Nếu xảy ra dấu hiệu bất thường hay dị ứng thì cần đến gặp bác sĩ ngay.
Trường hợp sử dụng thuốc Tây mà không khỏi, người bệnh được chỉ định phương pháp ngoại khoa chữa viêm âm đạo ra mủ. Xử lý bằng phương pháp ngoại khoa gồm áp lạnh hoặc đốt.
- Phương pháp đốt: Kỹ thuật là dùng nguồn điện cao áp để phát điện hoặc chiếu tia laser vào vùng bị viêm nhiễm. Phương pháp này giúp tiêu diệt triệt để vi khuẩn, nấm, virus vùng viêm nhiễm ngứa trên âm đạo. Nhưng nhược điểm là thường để lại sẹo, gây chít hẹp cổ tử cung.
- Phương pháp áp lạnh: Bác sĩ sẽ sử dụng khí nitơ lỏng ở nhiệt độ -50 độ C. Những tế bào mô bị tổn thương ở cổ tử cung sẽ được loại bỏ.
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể can thiệp được bằng ngoại khoa. Chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, dùng thuốc không hiệu quả. Và những đối tượng không nên sử dụng gồm: nữ giới chưa quan hệ tình dục, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú.
Bài thuốc Đông y trị viêm âm đạo hiệu nghiệm
Đông y ngày càng được chị em tin tưởng lựa chọn để điều trị viêm âm đạo. Những nguyên liệu Đông y đều có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Đặc biệt là tính kháng sinh thực vật, nhờ đó tiêu diệt vi khuẩn, làm khô vùng kín, triệu khó chịu sẽ được loại bỏ.
Bài thuốc 1: Trị viêm âm đạo ra mủ màu vàng
Người bệnh có hiện tượng dịch mủ màu vàng, vùng kín ngứa ngáy, đau rát phù hợp sử dụng bài thuốc này. Ngoài triệu chứng trên có thể kèm theo táo bón, nước tiểu có màu đỏ.
Nguyên liệu: Sinh địa 16gr, thương truật 12gr, sài hồ 12gr, bạch thược 12gr, chi tử 12gr, thổ phục linh 12gr, trạch tả 12gr, đan bì 10gr, uất kim 8gr, long đờm thảo 8gr, cam thảo 4gr.
Cách thực hiện:
- Sắc thuốc với 5 bát nước, đun kĩ đến khi còn 3 bát.
- Chia thuốc làm 3 lần uống, uống đều đặn mỗi ngày đến khi bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc 2: Trị viêm âm đạo ra mủ màu trắng
Thang thuốc này phù hợp cho bệnh nhân bị viêm âm đạo ra mủ có màu trắng. Các triệu chứng kèm theo như đau nhức vùng bụng, lưng dưới, đầy bụng về chiều, chân tay lạnh.
Nguyên liệu: Hoàng kỳ 16gr, hoài sơn 16gr, bạch truật 12gr, sinh địa 12gr, đăng sâm 12gr, bạch thược 12gr, sa tiền 12gr, đương quy 12gr, hương phụ 10gr, ngải điệp 10gr, cam thảo 6gr, quế nhục 4gr, táo khô 3gr.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu, đem sắc với 5 bát nước đến khi cạn còn 3 bát nước.
- Uống làm 3 lần, đều đặn mỗi ngày.
Bài thuốc 3: Trị viêm âm đạo có mủ xanh, điều kinh
Bài thuốc Đông y có ưu điểm không xâm lấn, không gây đau đớn. Bài thuốc này sử dụng chữa viêm âm đạo ra mủ, ngoài ra còn có công dụng điều hoà kinh nguyệt, bổ huyết, trị viêm lộ tuyến.
Nguyên liệu: Đương quy 20gr, trinh nữ hoàng cung 30gr, lá đào tươi 30gr, phèn chua 10gr.
Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu đun sôi cùng 2 lít nước. Để nước nguội rồi dùng rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín.
Bị viêm âm đạo ra mủ nên ăn gì, kiêng gì?
Rất nhiều chị em hay thắc mắc tại sao mình chữa trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa lâu ngày nhưng không khỏi, thậm chí bệnh nặng thêm. Việc nên ăn gì và kiêng gì khi bị viêm âm đạo là rất quan trọng. Bởi những thực phẩm chúng ta nạp vào cơ thể hàng ngày có thể khiến việc điều trị bệnh tốt hơn hoặc xấu đi.
Thực phẩm nên ăn
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học rất quan trọng đối với người bệnh viêm âm đạo ra mủ. Một số loại thực phẩm giúp tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh như:
- Sữa chua: Khuyến cáo người bệnh nên dùng sữa chua không đường, hạn chế sữa chua hoa quả, có đường. Trong sữa chua chữa acid lactic, lợi khuẩn probiotic, nấm men vi sinh tốt giúp khống chế vi khuẩn có hại như nấm.Nhờ vậy mà triệu chứng bệnh giảm nhanh, ngoài ra còn phòng ngừa các bệnh về phụ khoa.
- Tỏi: Tỏi có thể tiêu diệt nấm và các vi khuẩn có hại. Tỏi cũng làm sạch âm đạo, giúp âm đạo khoẻ mạnh hơn, chống viêm nhiễm.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Người bệnh nên ăn nhiều trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin C. Chất này giúp tăng cường miễn dịch, phục hồi tổn thương. Nhờ vậy mà bệnh được đẩy lùi nhanh chóng, hiệu quả.
Thực phẩm nên kiêng
Nếu không muốn việc điều trị viêm âm đạo không hiệu quả, tốn thời gian chị em nên kiêng một số thực phẩm sau đây. Những loại thực phẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công cơ thể, việc điều trị khó khăn hơn.
- Chất kích thích: Chị em nên tránh những chất kích thích như rượu, bia, cafe, trà, đồ uống có ga. Những chất này khiến ký sinh trùng có ích bị suy yếu, tác nhân như nấm, tạp khuẩn có hại có thể xâm nhập nhanh hơn.
- Đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng: Nên kiêng một số thực phẩm như bơ thực vật, đậu phộng, bánh kem, kẹo, chocolate, ớt, tiêu,… Khi dung nạp những chất này khiến nhiệt độ vùng kín tăng lên, ký sinh trùng sẽ sinh sôi phát triển nhanh chóng.
- Hải sản: Mực, tôm cua,… sẽ khiến cho “cô bé” luôn nóng ẩm, ngứa ngáy. Tạo cơ hội cho tạp khuẩn gây viêm nhiễm phát triển nhiều hơn.
Biện pháp phòng ngừa bệnh
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị viêm âm đạo người bệnh cũng cần hết sức lưu ý việc phòng ngừa bệnh. Việc phòng ngừa viêm âm đạo ra mủ vô cùng quan trọng, cần thiết. Một số biện pháp phòng bệnh chị em có thể sử dụng như sau:
- Vệ sinh âm đạo, đúng cách, giữ vùng kín luôn khô thoáng. Nên lau vệ sinh theo chiều từ trước ra sau.
- Không sử dụng dung dịch rửa vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh, các chất gây kích ứng.
- Không thụt rửa sâu âm đạo, không cho vật lạ vào âm đạo.
- Hạn chế ngâm mình trong bồn tắm có sữa tắm trong thời gian lâu.
- Sử dụng băng vệ sinh đảm bảo, thấm hút tốt, 4 tiếng nên thay một lần.
- Mặc đồ lót có tính thấm hút tốt, không mặc quần chật, quần ướt. Nên ngủ nude.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Khám sức khỏe định kỳ, nên khám phụ khoa 6 tháng một lần.
- Tạo dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý. Chị em cũng nên tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Viêm âm đạo ra mủ là dấu hiệu bất thường của cơ thể phản ánh tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Chị em nên giữ cho mình sự bình tĩnh trước những triệu chứng này. Việc cần làm là thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh vùng kín, thói quen sinh hoạt lành mạnh. Như vậy, sẽ giúp việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!