Viêm âm đạo ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Viêm âm đạo ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nguy hiểm nào đó. Tình trạng này thường kéo dài 2 đến 3 ngày và không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, chị em khi gặp những triệu chứng của bệnh không nên thờ ơ, chủ quan. Thay vào đó, nên tập trung tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.
Viêm âm đạo ra máu là gì? Triệu chứng
Viêm âm đạo ra máu là tình trạng vùng âm đạo xuất hiện những đốm máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt. Máu có màu nâu hoặc đỏ thẫm, thường có mùi hôi khó chịu.
Một số triệu chứng điển hình của viêm âm đạo ra máu là:
- Lượng máu ít: Số lượng máy chảy ra rất ít, chỉ lấm tấm hoặc lẫn với khí hư. Thường hết ngay, hoặc có thể kéo dài 2 – 3 ngày.
- Vùng kín đau rát: Khí hư ra nhiều lẫn máu, đi kèm là mùi hôi khó chịu, khiến vùng kín đau rát, ngứa ngáy.
- Chảy máu: Âm đạo thường xuất hiện ngay sau khi quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, không ít chị em thường bị nhầm lẫn tình trạng viêm âm đạo ra máu với ra máu thời kỳ kinh nguyệt. Dẫn đến việc không để ý, phát hiện ra bệnh, khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Chỉ cần để ý, chị em có thể dễ dàng phân biệt đâu là viêm âm đạo chảy máu và thời kỳ kinh nguyệt.
Cách phân biệt dựa vào màu sắc, lượng máu, thời gian diễn ra, triệu chứng đi kèm như sau:
- Màu sắc: Máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi, cam, không mùi hôi. Máu viêm âm đạo có màu nâu hoặc đỏ sẫm, mùi hôi.
- Lượng máu: Kinh nguyệt ra nhiều hơn vào 2 ngày đầu, sau ít dần, trung bình cả kỳ kinh là 35ml. Viêm âm đạo chảy máu rất ít, chỉ lốm đốm, không đều.
- Thời gian: Một kỳ kinh thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Trong khi viêm âm đạo ra máu chỉ xuất hiện trong ngày hoặc kéo dài 2 – 3 ngày.
- Triệu chứng đi kèm: Máu kinh nguyệt không có mùi hôi. Đến ngày chị em thường đau bụng dưới, đau lưng, đau ngực. Viêm âm đạo ra máu có triệu chứng đi kèm như đau lưng, đau háng, đau bụng dưới.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo ra máu
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình viêm âm đạo ra máu. Từ nguyên nhân chủ quan, thói quen sinh hoạt đến do bệnh lý liên quan. Tuy nhiên, đa phần là do sự thay đổi của hormone sinh dục. Một số nguyên nhân viêm âm đạo ra máu phải kể đến như:
- Các loại nấm, vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm loét âm đạo.
- Viêm nhiễm âm đạo gây ảnh hưởng đến buồng trứng, xuất huyết cổ tử cung. Viêm âm đạo không chữa trị sớm dẫn đến bệnh phụ khoa như: Viêm cổ tử cung, u xơ, ung thư cổ tử cung làm chảy máu âm đạo.
- Phụ nữ quan hệ tình dục tần suất quá nhiều, quá mạnh, khiến vùng kín bị tổn thương, trầy xước, đau rát, chảy máu.
- Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp quá nhiều cũng có thể gây chảy máu âm đạo.
- Người bệnh mắc bệnh lây qua đường tình dục hoặc bệnh hội chứng buồng trứng đa nang.
- Do mang thai: Hiện tượng chảy máu bất thường có thể do “máu bào thai” hoặc là dấu hiệu cảnh báo những bất ổn của thai kỳ.
Bị viêm âm đạo ra máu có nguy hiểm không?
Trên thực tế, người bị viêm âm đạo thường ít khi bị ra máu. Do đó, viêm âm đạo ra máu có thể là báo hiệu của bệnh phụ khoa khác. Tình trạng xuất huyết âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ở giai đoạn nặng.
Nếu “cô bé” gặp những triệu chứng bất thường, cần đến cơ sở y tế điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm như:
- Ung thư cổ tử cung, âm đạo: Căn bệnh là rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến tính mạng và chức năng sinh sản của chị em.
- Viêm nội mạc cổ tử cung: Đây là nguyên nhân gây áp xe tử cung, dẫn đến vô sinh, sốc nhiễm trùng.
- Viêm vùng chậu: Tử cung, buồng trứng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể khiến người bệnh bị hiếm muộn, vô sinh.
- Biến chứng khi mang thai: Phụ nữ có thai mà bị viêm âm đạo ra máu có thể khiến thai nhi bị viêm màng ối, thậm chí là hỏng thai, suy thai. Ảnh hưởng đến em bé, nếu sinh ra rất dễ mắc bệnh về da, mắt, suy giảm hệ miễn dịch. Mẹ bầu khi sinh sẽ dễ bị nhiễm trùng, nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.
- Mắc bệnh xã hội: Nguy cơ cao mắc bệnh lây qua đường tình dục HIV, lậu, giang mai.
Hình thức chẩn đoán viêm âm đạo ra máu
Viêm âm đạo ra máu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng tới tính mạng, khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chữa trị sớm.
Để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ sẽ khai thác về tiền sử bệnh, chỉ định một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
Các xét nghiệm kiểm tra nội tiết
Một hoặc nhiều xét nghiệm bệnh nhân sẽ được chỉ định bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Ghi lại số lượng băng vệ sinh mỗi ngày sử dụng hoặc lịch theo dõi kinh nguyệt. Xét nghiệm công thức máu cơ bản để đếm HB và HCT loại trừ tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, việc xét nghiệm công thức máu cũng có nhiệm vụ để đếm số lượng tiểu cầu.
- Xét nghiệm HCG: Giúp loại trừ trường hợp dọa sảy thai, sảy thai không hoàn toàn, lạc chỗ.
- Xét nghiệm nội tiết tố: Xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục, test thử thai, xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
Các xét nghiệm hình ảnh
Các xét nghiệm phục vụ chẩn đoán hình ảnh gồm:
- Siêu âm vùng chậu: Trường hợp nghi ngờ bệnh lý liên quan đến buồng trứng hoặc tử cung.
- Siêu âm qua đường âm đạo: Sử dụng thiết bị được gọi là đầu dò, đưa vào sâu âm đạo. Thiết bị này để thu lại hình ảnh của nội mạc tử cung, niêm mạc khoang tử cung, thành tử cung, buồng trứng.
- Siêu âm tử cung: Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nhằm cung cấp đánh giá sâu sắc hơn về khoảng tử cung. Một dung dịch muối được tiêm vào khoang tử cung để hình thành dung môi và đo độ dày nội mạc tử cung. Cùng với đó tìm kiếm polyp hoặc khối u ở tử cung. Ngoài ra, bác sĩ dùng kỹ thuật bơm không khí để xác định ống dẫn trứng có đang mở hay không.
- Chụp MRI âm đạo: Thực hiện sau khi siêu âm, để phát hiện các khối u hay viêm phần phụ, các phần còn sót lại sau quá trình thụ thai.
- Hysteroscopy: Kỹ thuật này sử dụng một ống quang học hẹp, cho phép tìm kiếm các khối u xơ tử cung, polyp hoặc dấu hiệu bất thường của âm đạo, tử cung.
- Sinh thiết nội mạc tử cung: Phương pháp này lấy một mẫu mô nhỏ từ nội mạc tử cung, kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán các nguyên nhân khác gây chảy máu âm đạo.
Biện pháp điều trị viêm âm đạo ra máu hiện nay
Để điều trị viêm âm đạo ra máu, viêm âm đạo chảy máu đen hiệu quả, một phần dựa vào ý thức của người bệnh. Khi phát hiện bản thân có dấu hiệu bất thường, chị em cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Trong quá trình điều trị, người bệnh phải thực hiện đúng cách, không bỏ dở giữa chừng, kiên trì thực hiện. Điều này là yêu cầu cho tất cả các biện pháp dân gian, thuốc Đông y và cả Tây y.
Mẹo dân gian trị viêm âm đạo ra máu
Các chị em có thể áp dụng những bài thuốc dân gian để trị viêm âm đạo ra máu. Những thảo dược vừa quen thuộc, dễ tìm sẽ giúp bệnh chuyển biến tốt hơn mà không gây tác dụng phụ. Sử dụng mẹo dân gian cũng là một cách tiết kiệm chi phí mà hiệu quả trị bệnh vẫn cao.
Lá tía tô
Ngoài công dụng giải cảm, trị ho, cải thiện tiêu hoá, lá tía tô còn rất hữu hiệu trong điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Thành phần của lá tía tô chứa nhiều vitamin A, C có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa ngáy vùng kín.
Chuẩn bị: Một nắm lá tía tô, 1 thìa muối ăn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô, ngâm với nước muối loãng rồi vò sơ qua.
- Đun lá tía tô với 2 lít nước trong khoảng từ 7 – 10 phút, khi chuẩn bị tắt bếp thì cho thêm ít muối.
- Để nước nguội rồi dùng rửa vùng kín. Thực hiện từ 4 – 5 lần/ tuần.
Cây trinh nữ hoàng cung chữa viêm âm đạo ra máu
Trinh nữ hoàng cung là vị thuốc quý, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Thảo dược này chứa tới hơn 32 loại alkaloids, tác dụng rất tốt trong việc diệt khuẩn, ức chế hình thành các khối u tử cung. Nhờ đó sử dụng trinh nữ hoàng cung có khả năng ngăn ngừa u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
Chuẩn bị: 5 lá cây trinh nữ hoàng cung.
Cách thực hiện:
- Đem lá trinh nữ hoàng cung đi rửa sạch rồi thái nhỏ. Đem lá đã thái sắc với 5 bát nước, đun đến khi cạn còn 2 bát thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước, uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn. Sử dụng liên tục 7 ngày rồi nghỉ 1 tuần, lại dùng tiếp.
Chú ý: Không dùng trinh nữ hoàng cung cho phụ nữ mang thai, người mắc bệnh thận. Nên kiêng rau muống, đỗ xanh khi dùng thuốc.
Chữa viêm âm đạo ra máu bằng tỏi
Tỏi chứa hàm lượng lớn allicin, cùng các acid amin, khoáng chất, vitamin có lợi cho cơ thể. Những chất này giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây viêm âm đạo. Bên cạnh đó, còn ngăn ngừa hại khuẩn tái xâm nhập. Có nhiều cách dùng tỏi chữa viêm âm đạo chị em có thể tham khảo.
Cách 1: Ăn củ tỏi sống mỗi ngày
- Chuẩn bị: 2 – 3 nhánh tỏi.
- Cách thực hiện: Làm sạch tỏi, ăn sống mỗi ngày, nếu khó ăn có thể ép nước để uống hoặc chế biến cùng thực phẩm khác.
Cách 2: Đặt tỏi sống vào âm đạo
- Chuẩn bị: 1 – 2 tép tỏi, miếng vải sạch.
- Cách thực hiện: Giã nát tỏi, quấn vào miếng vải sạch, để phần dây buộc dài 1 gang tay. Đặc gói tỏi vào sâu trong âm đạo. Đặt trước khi đi ngủ vào buổi tối, lấy ra vào sáng hôm sau.
Dùng nước tỏi vệ sinh vùng kín
- Chuẩn bị: Vài nhánh tỏi.
- Cách thực hiện: Đem ép tỏi lấy nước cốt, pha thêm nước ấm để rửa âm đạo. Thực hiện rửa 2 lần/ngày, kiên trì trong 1 tuần.
Chú ý: Không sử dụng quá nhiều tỏi trong một lần thực hiện.
Chữa viêm âm đạo ra máu bằng Tây y
Sử dụng Tây y điều trị viêm âm đạo ra máu là cách phổ biến, được nhiều chị em tin tưởng. Tuy nhiên, chị em cần đến cơ sở y tế thăm khám cụ thể, chỉ sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Có các dạng phổ biến: Thuốc uống, thuốc đặt và thuốc bôi với những công dụng sau:
- Thuốc uống: Chỉ nên dùng trong trường hợp bệnh nặng. Tác dụng: Kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn mới xâm nhập. Một số loại thông dụng như Metronidazole, Fluconazole, Doxycycline…
- Thuốc đặt: Kìm hãm các biểu hiện nấm ngứa, tiêu diệt hại khuẩn. Nếu có triệu chứng kích ứng cần ngưng sử dụng ngay. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú không được sử dụng thuốc đặt. Một số loại thông dụng như Sadetabs, Metromicon, Canesten,…
- Thuốc bôi: Tiêu diệt vi khuẩn bên ngoài, hạn chế tình trạng viêm nhiễm lây lan. Một số loại thuốc thông dụng như Nizoral, Clindamycin, Neomycin,…
Các bài thuốc Đông y hiệu nghiệm
Các bài thuốc Đông y không chỉ chữa viêm âm đạo ra máu mà còn giúp điều hoà khí huyết, tăng sức đề kháng tự nhiên cho phụ nữ. Đông y có ưu điểm nổi bật là an toàn, không lo tái phát bệnh. Thế nhưng tác dụng thường chậm, thời gian để khỏi hẳn khá lâu.
Nữ giới có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y dưới đây:
Bài thuốc 1:
Thang thuốc này dùng cho người bệnh có biểu hiện khí hư màu vàng, ngứa rát vùng kín, nước tiểu đỏ, bị táo bón. Trường hợp người bệnh bị nóng trong, cần thấp nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
Nguyên liệu: Long đờm thảo 8gr, sài hồ 12gr, thương truật 12gr, cam thảo 4gr, sinh địa 16gr, chi tử 12gr, sa tiền 12gr, đan bì 10gr, thổ phục linh 12gr, uất kim 8gr, bạch thược 12gr, trạch tả 12gr.
Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sắc cùng 5 bát nước. Đun thuốc đến khi sôi thì tắt bếp, chia thành 3 phần, uống trong ngày.
Bài thuốc 2:
Bệnh nhân có các triệu chứng như khí hư nhiều, màu trắng đục, đau bụng dưới, chướng bụng, đầy bụng vào chiều. Kèm theo biểu hiện chân lạnh, nguyên nhân do thận hư, khí huyết hư.
Nguyên liệu: Ngải diệp 10gr, bạch chuột 12gr, hương phụ 10gr, cam thảo 6gr, hoàng kỳ 16gr, đăng sâm 12gr, sinh địa 12gr, quế nhục 4gr, táo 3 quả, hoài sơn 16gr, sa tiền 12gr, bạch thược 12gr, đương quy 12gr.
Cách thực hiện: Sắc thuốc cùng 5 bát nước, đun cạn còn 3 bát, uống 3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc 3:
Sử dụng bài thuốc Đông y người bệnh cần lưu ý sắc thuốc đúng kỹ thuật, thời gian, nhiệt độ. Bài thuốc này có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng rát.
Nguyên liệu: Hoàng bá 50gr, hổ trương 40gr, liên kiều 50gr, thiên lý quang 40gr, tử thảo 30gr.
Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả vị thuốc, cho vào sắc cùng 2 lít nước. Đun sôi tắt bếp ngay, để nước nguội dùng xông và rửa vùng kín để trị viêm âm đạo ra máu.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Viêm âm đạo chảy máu có thể tấn công bất kể chị em nào. Vì vậy, chủ động phòng ngừa bệnh vừa hạn chế nguy cơ mắc bệnh vừa giúp việc điều trị khỏi nhanh hơn.
Chị em cùng tham khảo cách chăm sóc, giữ gìn cơ thể đặc biệt là vùng kín sạch sẽ dưới đây:
- Giữ vùng kín luôn sạch hàng ngày: Vùng kín cần được giữ khô thoáng, sạch sạch. Nhất là trong ngày “đèn đỏ”, trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Giữ vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt: Nên thay băng vệ sinh đúng cách, 4 tiếng thay một miếng, nếu ngày đầu ra nhiều có thể 2 tiếng thay một lần. Sử dụng loại băng có độ hút tốt, còn hạn sử dụng, có nguồn gốc rõ ràng.
- Chọn nước rửa vệ sinh phù hợp: Sử dụng nước sạch để vệ sinh vùng kín, có thể pha thêm ít muối loãng. Chọn loại dung dịch vệ sinh có tính kiềm tốt, độ pH thấp. Không dùng các sản phẩm rửa vệ sinh vùng kín chứa hóa chất tẩy rửa mạnh.
- Không thụt rửa sâu âm đạo: Việc thụt sâu để rửa âm đạo có thể làm mất cân bằng độ pH. Rửa nhẹ nhàng, rửa từ trước ra sau.
- Mặc quần lót đúng cách: Chỉ mặc quần lót khô, chọn loại quần chất cotton có tính hút ẩm tốt, mặc quần rộng rãi, thoáng mát. Thay và giặt quần lót hàng ngày, không mặc quần lót chật, mặc ướt lâu.
- Chế độ sinh hoạt hợp lý: Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước nghỉ ngơi, làm việc phù hợp, lành mạnh. Hạn chế chất dung nạp các chất kích thích như bia, rượu, cafe, đồ cay nóng, nhiều giàu mỡ,…
- Khám phụ khoa định kỳ: Không để đến khi có triệu chứng viêm âm đạo ra máu mới đi khám phụ khoa. Chị em từ 21 tuổi hoặc từ sau khi có quan hệ tình dục nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần.
Viêm âm đao ra máu nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em sau này. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu triệu chứng của bệnh cần đi thăm khám bác sĩ ngay. Ngoài ra, chị em cũng tạo cho mình những thói quen sinh hoạt lành mạnh nhằm phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!