Viêm âm đạo cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tốt nhất
Viêm âm đạo cấp rất dễ bị tái phát và trở thành bệnh mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe sinh sản của chị em. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin về bệnh lý phụ khoa này để chị em nắm rõ.
Viêm âm đạo cấp là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh
Vậy viêm âm đạo cấp là hiện tượng viêm nhiễm phụ khoa cấp tính ở giai đoạn đầu. Bệnh do vi khuẩn, nấm trichomonas, vi trùng hay viêm âm đạo mãn tính gây nên. Tình trạng này ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý người bệnh, có thể gây ra nhiều hệ luỵ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Viêm âm đạo cấp được chia thành 3 cấp độ là cấp 1, cấp 2 và cấp 3:
- Viêm âm đạo cấp 1 và cấp 2: Là giai đoạn đầu của bệnh. Giai đoạn này các tác nhân bắt đầu xâm nhập và gây viêm nhiễm âm đạo. Bệnh ở cấp 1 và 2 nếu được phát hiện sớm và phác đồ điều trị phù hợp sẽ đơn giản và dễ dàng chữa khỏi.
- Viêm âm đạo cấp 3: Bệnh đã chuyển từ nhẹ sang giai đoạn viêm nhiễm nặng. Việc điều trị ở giai đoạn này sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng, tìm đúng nguyên nhân gây bệnh, điều trị đúng cách thì bệnh sẽ vẫn khỏi hoàn toàn, không lo tái phát.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo cấp, từ các loại vi khuẩn, nấm cho đến ký sinh trùng. Trong đó phổ biến nhất là trùng roi trichomonas và nấm candida. Ngoài ra còn xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan khác như:
- Giữ vùng kín không sạch, sử dụng chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh, vệ sinh không đúng cách. Việc này làm mất cân bằng độ pH âm đạo, cơ hội cho nấm, vi khuẩn,… phát triển.
- Chất tẩy rửa, xịt vùng kín nếu bị lạm dụng sẽ khiến các lợi khuẩn bị suy giảm, tạo điều kiện hại khuẩn phát triển mạnh hơn.
- Phụ nữ đã từng phá thai nhưng không chăm sóc đúng cách sau đó.
- Người đang mắc bệnh xã hội như giang mai, lậu, HIV,…
Triệu chứng viêm âm đạo cấp? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm âm đạo cấp sẽ dễ dàng nhận biết bởi các triệu chứng điển hình. Khi xuất hiện những triệu chứng dưới đây, chị em cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản để thăm khám và điều trị kịp thời.
- Vùng kín ngứa rát, đau nhức, nóng đỏ bất thường, sưng tấy.
- Khí hư bất thường: Dịch âm đạo ra nhiều, khí hư có màu bất thường như trắng đục, xanh vàng, mùi hôi tanh khó chịu.
- Đau rát khi quan hệ tình dục, có trường hợp chảy máu sau khi quan hệ.
- Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, đau khi tiểu.
- Một số trường hợp có thể kèm theo triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau vùng chậu, bụng dưới.
Viêm âm đạo cấp là căn bệnh nguy hiểm. Mặc dù bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra nhiều biến chứng. Bởi nếu để chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ khó điều trị hơn.
Giai đoạn đầu, bệnh sẽ gây ngứa ngáy vùng kín, khí hư ra nhiều, mùi hôi khó chịu nên chị em dễ bị tự ti, ngại giao tiếp. Ngoài ra, khi bệnh chuyển biến nặng, khu vực viêm nhiễm sẽ lây sang bộ phận khác.
Từ đó gây ra một số bệnh như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến,… Bệnh lý này còn ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, nghiêm trọng hơn là vô sinh.
Nếu bị viêm âm đạo cấp, chị em sẽ thấy đau rát, có thể chảy máu âm đạo khi quan hệ. Do đó mà “cuộc yêu” bị suy giảm, lâu dần bị sợ, không còn ham muốn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Hơn nữa, quan hệ tình dục khi bị viêm âm đạo sẽ dễ bị mắc bệnh xã hội.
Phụ nữ mang bầu bị viêm âm đạo cấp rất nguy hiểm, nguy cơ sinh non, sảy thai cao hơn bình thường. Nếu sinh thường, em bé dễ bị mắc các bệnh về hô hấp. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, chị em cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để chữa khỏi bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Các hình thức chẩn đoán viêm âm đạo cấp
Để chẩn đoán viêm âm đạo cấp, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó, bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch tiết ra từ âm đạo và tiến hành xét nghiệm. Người bệnh có thể được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng bệnh.
Khám lâm sàng:
- Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử y bạ, bao gồm lịch sử nhiễm trùng âm đạo hoặc viêm nhiễm qua đường tình dục.
- Kiểm tra âm đạo bằng mắt thường, bác sĩ dùng một công cụ kim loại speculum để soi bên trong âm đạo. Một số trường hợp nặng, âm đạo và cổ tử cung xuất hiện những điểm xuất huyết nhỏ, lấm tấm.
Cận lâm sàng:
- Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tiết dịch từ âm đạo hoặc cổ tử cung, sau sẽ tiến hành xét nghiệm sinh hoá để xác định nguyên nhân.
- Soi tươi dịch tiết âm đạo dưới kính hiển vi để tìm vi khuẩn, nấm.
- Kiểm tra pH âm đạo: Sẽ có một thanh kiểm tra pH hoặc giấy pH đặt vào trong âm đạo. Nếu pH cao, có thể là viêm nhiễm do khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trichomoniasis.
Phương pháp điều trị viêm âm đạo cấp
Khi có các triệu chứng của viêm âm đạo cấp chị em cần đi khám bác sĩ ngay. Bởi việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Có nhiều phương pháp điều trị viêm nhiễm âm đạo cấp, phổ biến nhất là dùng thuốc dân gian, biện pháp Tây y và thuốc Đông y.
Trị viêm âm đạo cấp bằng thuốc dân gian
Mẹo dân gian chữa viêm âm đạo cấp là phương pháp an toàn, đơn giản. Các bài thuốc dân gian có thể tự thực hiện tại nhà mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Có nhiều loại thuốc Nam có tác dụng chữa viêm âm đạo, dưới đây là 3 bài thuốc chị em nên tham khảo.
Lá trà xanh trị viêm âm đạo cấp
Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền cách dùng lá trà xanh vệ sinh vùng kín. Tương tự như lá trầu không, lá trà xanh có tính sát khuẩn, sát nấm cao. Dùng lá trà xanh để chữa viêm âm đạo rất hiệu nghiệm và lành tính.
Chuẩn bị: 1 nắm lá trà xanh tươi, một ít muối.
Cách thực hiện:
- Lá trà xanh tươi đem rửa sạch với nước muối loãng.
- Đem lá trà đun sôi với nước, thêm ít muối. Đợi nước nguội, dùng ngâm rửa âm đạo.
- Mỗi tuần làm 2 – 3 lần, đến khi hết bệnh.
Lá lốt
Thảo dược thiên nhiên – lá lốt có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Lá lốt còn được coi là khắc tinh của bệnh ngoài da, xương khớp. Lá lốt chữa bệnh viêm âm đạo cấp hiệu quả nhờ có tính sát khuẩn, kháng viêm cao, có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Chuẩn bị: 50gr lá lốt, 40gr nghệ, 20 phèn chua.
Cách thực hiện:
- Cho lá lốt, củ nghệ, phèn chua vào nồi, đổ nước ngập 2 đốt ngón tay, đun sôi khoảng 10 – 15 phút.
- Chắt lấy 1 bát nước, dùng ngâm rửa âm đạo hàng ngày.
Chữa viêm âm đạo cấp bằng đậu bắp
Trong quả đậu bắp chứa nhiều khoáng chất, hoạt chất có khả năng ức chế viêm nhiễm. Nhờ đó mà đậu bắp có công dụng trị viêm âm đạo hiệu quả. Kiên trì dùng hàng ngày triệu chứng bệnh sẽ giảm nhanh chóng.
Chuẩn bị: 100gr đậu bắp.
Cách thực hiện: Đun sôi đậu bắp cùng 100ml nước trong khoảng từ 20 – 30 phút. Để nước nguội bớt rồi uống.
Sử dụng biện pháp Tây y
Phương pháp điều trị viêm âm đạo cấp bằng Tây y được xem là chữa triệt để nhất. Chủ yếu dùng thuốc bôi, thuốc đặt, thuốc uống và kết hợp dung dịch vệ sinh.
Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân, phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh, mức độ bệnh, cơ địa, sức khỏe.
- Thuốc uống: Metronidazole, Fluconazole, Doxycycline, Itraconazole,….
- Thuốc đặt: Sadetabs, Metromicon, Canesten, Fluomizin, Neo-Tergynan, Polygynax,…
- Thuốc bôi: Nizoral, Clindamycin, Neomycin,…
- Một số loại dung dịch vệ sinh nên dùng: Sebamed, Crevil….
Chị em chú ý, chỉ sử dụng thuốc Tây khi được sự chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc Tây có dược tính mạnh, sử dụng sai cách sẽ gây ra tác dụng phụ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc giữa chừng.
Thuốc Đông y trị viêm âm đạo cấp
Các bài thuốc Đông y chữa viêm âm đạo ngày càng chiếm được sự tin tưởng của đông đảo bệnh nhân. Phương pháp này được chị em yêu thích vì hoàn toàn là thảo dược thiên nhiên, lành tính, tác dụng lâu dài, ít tái phát và không có tác dụng phụ.
Tuy nhiên, đặc tính của thuốc Đông y là tác dụng từ từ, nên người bệnh cần kiên trì sử dụng đúng liệu trình.
Bài thuốc số 1: Bài thuốc giúp ngăn ngừa bệnh tái phát
Bài thuốc này sử dụng cây trinh nữ hoàng cung kết hợp với một số thảo dược khác. Công dụng được ghi nhận gồm kiểm soát dịch âm đạo, làm nhanh lành tổn thương, tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nguyên liệu: Trinh nữ hoàng cung 20gr, nga truật 20gr, lá đu đủ khô 10gr, điền thất 10gr.
Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào đun sôi cùng 3 bát nước. Đến khi cạn còn 1 bát thì chắt ra uống, ngày uống 3 lần
Bài thuốc số 2: Bài thuốc cho người ra nhiều khí hư, mùi hôi
Bài thuốc này phù hợp với đối tượng viêm âm đạo cấp có triệu chứng ra nhiều khí hư, có mùi hôi khó chịu. Đôi khi kèm theo những cơn ngứa ngáy, khó chịu. Chị em nên kiên trì sử dụng để điều trị bệnh triệt để.
Nguyên liệu: 80 rễ bạch đồng nữ, 20gr lá bạc thau, 20 ké đầu ngựa, 20gr vỏ cây gạo.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó cho vào đun cùng 200ml nước. Đến khi nước cô đặc lại còn một nửa thì tắt bếp.
- Lọc nước cốt, uống 2 lần trong ngày, nên dùng khi còn ấm.
Bài thuốc số 3: Bài thuốc dùng rửa âm đạo
Bài thuốc này có tác dụng thông kinh, kháng khuẩn, khám viêm. Điều trị và phòng ngừa viêm âm đạo cấp, nấm ngứa âm đạo, phòng ngừa khí hư nhiều có màu bất thường, mùi tanh hôi.
Nguyên liệu: 30gr địa cốt bì, 20gr hoàng bá, 20gr xà sàng tử.
Cách thực hiện:
- Đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, đun sôi cùng 1 lít nước.
- Đổ nước ra chậu sạch, pha thêm nước sạch cho âm ấm, dùng để rửa âm đạo. Sau khi rửa xong dùng khăn bông sạch để thấm nước.
Bị viêm âm đạo cấp ăn gì, kiêng gì?
Ngoài việc dùng thuốc điều trị, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là những thực phẩm chị em nên ăn và nên kiêng:
Thực phẩm nên bổ sung
Để quá trình điều trị viêm âm đạo được thuận lợi, phát huy công dụng nhanh hơn, chị em nên bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây.
- Trái cây tươi và rau xanh: Trong những thực phẩm này chứa nhiều vitamin A, E, C và các khoáng chất, chất chống oxy hoá. Những loại trái cây này còn chứa nhiều vi chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó rút ngắn thời gian điều trị viêm âm đạo.
- Tỏi: Ăn tỏi giúp chống nấm, giảm khả năng viêm nhiễm vùng kín. Vì tỏi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Mỗi ngày nên ăn một vài tép tỏi giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị viêm âm đạo cấp.
- Sữa chua: Khi bị viêm âm đạo ăn sữa chua sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển. Sữa chua còn là thực phẩm giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn. Để tăng sự hấp dẫn khi ăn, có thể kết hợp sữa chua với các loại trái cây tươi như dâu tây, bơ, kiwi,…
Thực phẩm cần kiêng
Nếu không muốn bệnh tình thêm nặng, khó điều trị, người mắc viêm âm đạo cần tránh những thực phẩm dưới đây.
- Đồ cay nóng: Những thực phẩm có vị cay nồng như ớt, gừng, hạt tiêu,… làm các chất độc tích tụ lại trong cơ quan nội tạng nhiều hơn. Khi đó, nước tiểu trở nên sẫm màu, hậu môn đau rát, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh viêm âm đạo phát triển, khiến bệnh trở nặng và khó khỏi hơn.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn ngọt: Những loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như kẹo, socola, bánh kem,… thức ăn nhiều dầu mỡ như bơ, mỡ động vật, thịt lợn,… khiến nhiệt độ cơ quan sinh dục tăng lên, lượng bài tiết âm đạo cũng tăng, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.
- Hải sản: Những loại hải sản có khả năng làm ẩm, nóng vùng âm đạo, khiến vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, các loại vi khuẩn gây bệnh có điều tốt để phát triển.
Phòng tránh viêm âm đạo cấp hiệu quả
”Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói vui nhiều người thường nhắc tới. Mặc dù viêm âm đạo cấp là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, nhưng nếu biết cách vẫn có thể phòng chống bệnh được.
Vì vậy, chị em cần chú ý đến sức khoẻ của mình, duy trì những thói quen tốt sau đây:
- Luôn giữ “cô bé” sạch sẽ bằng cách vệ sinh đúng cách. Nên dùng nước muối loãng hoặc dung dịch vệ sinh có tính kiềm. Chú ý giữ vệ sinh trước và sau khi quan hệ, trong ngày đèn đỏ, khi mang thai.
- Không thụt rửa sâu vùng âm đạo, không sử dụng chất tẩy rửa chứa nhiều chất hoá học, có độ pH cao, xịt vùng kín.
- Mặc quần lót khô, thấm hút mồ hôi tốt, thoải mái. Không mặc đồ bó sát, ẩm ướt trong thời gian lâu.
- Có chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể chất, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý.
- Khám phụ khoa định kỳ, có thể 6 tháng 1 lần.
Bệnh lý phụ khoa viêm âm đạo cấp rất phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Vì vậy, chị em cần hết sức lưu ý, nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức. Đồng thời, nữ giới cũng cần tạo cho mình thói quen chăm sóc, giữ gìn “cô bé” đúng cách để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!