Bác sĩ Lê Phương phân tích lý do khiến đau dạ dày mãi không dứt và giải pháp điều trị
Đau dạ dày là vấn đề mà gần như ai cũng sẽ gặp phải ít nhất một lần trong đời. Nhưng rất nhiều người chủ quan khi mắc bệnh, kể cả việc điều trị khiến bệnh tái phát nhiều lần. Bệnh không dứt, tái đi tái lại không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn làm tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương hiện đang là Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện. Bác sĩ đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền.
Dành hơn nửa đời người gắn bó, từng có khoảng thời gian “ăn nằm” với các công trình nghiên cứu thảo dược, bài thuốc, bác sĩ Lê Phương đã thu về những thành quả xứng đáng từ các giải pháp điều trị tự mình nghiên cứu.
Hiện tại với vị trí Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, là một bác sĩ CKII bác sĩ Lê Phương đang đảm nhận khám chữa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó nổi bật là điều trị bệnh dạ dày.
Trong quá trình thăm khám và kê đơn điều trị cho người bệnh, bác sĩ Lê Phương nhận thấy rằng vẫn còn rất nhiều người bệnh thờ ơ, chủ quan với tình trạng đau dạ dày. Không ít người chỉ đi thăm khám khi tình trạng đau nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, lúc này bệnh đã tiến triển lên một mức nghiêm trọng hơn.
Điểm đặc trưng của các bệnh dạ dày đó là không khó điều trị nhưng lại dễ tái phát khiến cho người bệnh lo lắng, mệt mỏi.
Đau dạ dày là tình trạng rất dễ tái phát nếu chủ quan
Bệnh dạ dày đang “hoành hành” rất lớn tại nước ta. Theo số liệu thống kê mới từ Bộ Y tế Việt Nam, cho đến thời điểm tháng 10/2023 tại nước ta có tới khoảng 14 triệu người đang có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản đã tiến hành thăm khám. Đặc biệt, trong gần 30% và 45% dân số ở thành phố lớn bị đau dạ dày.
Bác sĩ Lê Phương cho biết, đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử là tình trạng tổn thương, viêm nhiễm, thậm chí là loét bên trong niêm mạc dạ dày. Khi niêm mạc dạ dày bị viêm mà không được điều trị kết hợp với những yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp, uống rượu bia,… sẽ dẫn đến loét, lớp niêm mạc bị bào mòn làm cho viêm loét ngày càng nặng theo thời gian, cơn đau xuất hiện nhiều hơn, nghiêm trọng hơn, thậm chí là tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng.
“Đau dạ dày vốn là triệu chứng điển hình của các bệnh lý tại dạ dày, đây không được xem là một bệnh. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại xem đó là một bệnh, chỉ chăm chăm điều trị cơn đau đang cảm nhận mà không điều trị bệnh gốc gây đau khiến tình trạng đau không được khắc phục tận gốc, dẫn đến tái phát thường xuyên.
Chủ quan chính là yếu tố chính khiến cho đau dạ dày tái phát. Vì sao lại như vậy, bởi bản thân người bệnh đóng vai trò 50% quyết định sự thành công của liệu trình điều trị. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị không ít người bệnh tạo cơ hội thuận lợi để bệnh tái phát như:
Thứ nhất, không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Người bệnh tự ý ngưng thuốc khi triệu chứng thuyên giảm, dùng thuốc không đúng giờ, quên uống thuốc. Đặc biệt là các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP phải dùng phác đồ với nhiều loại kháng sinh trong thời gian tương đối dài, người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ như người mệt mỏi, tiêu chảy, đi ngoài phân đen,… sinh tâm lý lo lắng, sợ hãi nên không dùng hết liệu trình khiến vi khuẩn không được diệt triệt để.
Thứ hai, do tái nhiễm vi khuẩn HP: Thực tế vi khuẩn HP có thể lây lan qua nhiều con đường, nó cũng có thể từ trạng thái bình thường sang tấn công khi phát triển mạnh do độ pH trong dạ dày thay đổi, sức đề kháng giảm sút. Chính vì vậy, nếu không phòng tránh thì rất dễ bị tái nhiễm vi khuẩn HP, gây viêm loét niêm mạc, tái phát cơn đau dạ dày.
Thứ ba, chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp: Chế độ ăn uống, sinh hoạt rất quan trọng đối với người đau dạ dày. Nhiều người chỉ cần ăn đồ ăn lạnh, chua cay cũng có thể xuất hiện cơn đau, hoặc căng thẳng nhiều cũng có thể bị đau. Do đó, nếu sau khi điều trị bạn không chú ý đến việc duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học như: Ăn đồ cay nóng, chua, uống rượu bia, căng thẳng, áp lực,… thì đau dạ dày có thể dễ dàng tái phát” – bác sĩ Lê Phương chia sẻ.
Đau dạ dày kéo dài có thể dẫn đến loét, ung thư dạ dày
Như vậy, chính vì sự chủ quan của người bệnh trong cũng như sau quá trình điều trị đã khiến cho đau dạ dày mãi hoành hành không dứt.
Và sự tái đi tái lại nhiều lần cũng là nguy cơ khiến người bệnh phải đối mặt với những tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ Lê Phương cho biết: “Như tôi đã nói, đau dạ dày là triệu chứng của nhiều bệnh lý dạ dày, đó có thể là cơn đau kèm nóng rát vùng thượng vị do trào ngược dạ dày, đau thượng vị do viêm loét dạ dày, đau dữ dội khi vết loét nặng,… bởi vậy không phải giảm được đau dạ dày là dứt điểm được bệnh gốc.
Đôi khi những phương pháp điều trị như thuốc giảm đau, thuốc giảm tiết axit sẽ giúp bạn giảm đau, giảm tình trạng dư axit giúp giảm cơn nóng rát thượng vị nhưng lại chưa thể phục hồi được niêm mạc dạ tổn thương, vết loét, đặc biệt là chức năng tiêu hóa tại dạ dày.
Dưới tác động của những yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, kiêng khem bệnh lại tái phát. Một khi để bệnh tái phát, kéo dài, không điều trị đúng cách người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm”.
Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Phương, đau dạ dày kéo dài, không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng như:
- Viêm dạ dày mãn tính:
Đây là tình trạng viêm tại dạ dày tái phát nhiều lần không được khắc phục kịp thời, hoặc do lạm dụng thuốc Tây, dẫn đến niêm mạc bị bào mòn tạo điều kiện để vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Hẹp môn vị:
Môn vị đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, khi hẹp môn vị sẽ cản trở quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn xuống tá tràng. Người bệnh sẽ có triệu chứng đầy bụng vì thức ăn lưu thông kém, nôn, đau bụng âm ỉ, đau vùng trên rốn,…
- Xuất huyết dạ dày:
Nếu tình trạng đau dạ dày kéo dài sẽ làm tổn thương tới các mạch máu, gây xung huyết. Xung huyết dạ dày không được khắc phục sẽ làm cho mạch máu bị vỡ dẫn đến xuất huyết dạ dày. Đây là biến chứng nguy hiểm, nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Thủng dạ dày:
Đây là biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày, hoặc do viêm ruột thừa, sỏi thận. Với viêm loét dạ dày, tình trạng viêm loét không được khắc phục, không được làm lành, phục hồi, sự tấn công của các yếu tố gây hại có thể gây thủng dạ dày.
Người bệnh lúc này có thể các biểu hiện như: Đau dữ dội vùng thượng vị, cảm giác như bị dao đâm, thành bụng co lại, khi sờ thấy cứng rắn,…
- Ung thư dạ dày:
Bác sĩ Lê Phương cho biết, đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất đối với người bệnh đau dạ dày. Bệnh thường phát triển âm thầm, khó phát hiện nên dễ bị gây nhầm lẫn với tình trạng đau dạ dày do các triệu chứng điển hình là đau, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu,…
Tuy nhiên, tỉ lệ đau dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày cao hơn với những trường hợp nhiễm vi khuẩn HP như viêm dạ dày HP, viêm loét dạ dày HP,… Cụ thể, nếu bị nhiễm vi khuẩn HP thì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn 6-7 lần so với những trường hợp thông thường.
Giải pháp điều trị dứt điểm đau dạ dày từ Y học cổ truyền được bác sĩ Lê Phương áp dụng
Bác sĩ Lê Phương hiện đang thực hiện khám và điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền tại Nhất Nam Y Viện – đơn vị tiên phong trong tái hiện lại mô hình khám chữa bệnh của Thái Y Viện triều Nguyễn.
Đối với các bệnh lý về dạ dày, bác sĩ Lê Phương cùng đội ngũ bác sĩ tại Nhất Nam Y Viện đang ứng dụng bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang để điều trị.
Bác sĩ Lê Phương cho biết: “Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang đang áp dụng tại Nhất Nam Y Viện là được phục dựng từ các ngự dược trị chứng “vị quản thống” cho vua Tự Đức do các ngự y trong Thái Y Viện lập phương.
Vốn các bệnh dạ dày cũng như cơ địa người bệnh hiện nay có những điểm khác biệt so với trước kia, nên đội ngũ bác sĩ tại Nhất Nam Y Viện đã phát triển, cải tiến các bài thuốc cổ phương thành Nhất Nam Bình Vị Khang với những sự thay đổi về công thức, bổ sung thêm dược liệu, có sự phân tích kỹ lưỡng về thảo dược.
Sau nhiều năm nghiên cứu bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang ra đời với sự kết hợp của ba bài thuốc nhỏ kết hợp trong phác đồ điều trị bệnh. Bài thuốc này có khả năng điều trị các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP, viêm hang vị dạ dày,… chấm dứt cơn đau dạ dày từ việc giải quyết gốc bệnh”.
ĐỌC NGAY: Nhất Nam Y Viện đưa thuốc YHCT Thái Y Viện gần với bệnh nhân dạ dày thời đại mới
Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang điều trị đau dạ dày theo nguyên tắc: [1] Phục hồi chức năng Tỳ, Vị, Can; [2] Điều hòa khí huyết tại Tỳ, Vị và toàn thân; [3] Tiêu viêm, thanh nhiệt, trừ hàn. Bài thuốc sẽ đi sâu vào giải quyết gốc bệnh, đồng thời khắc phục các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Khi chức năng Tỳ, Vị, Can hoạt động ổn định, chức năng tiêu hóa cũng sẽ ổn định, ngăn ngừa được bệnh tái phát.
Tuy nhiên, bác sĩ Lê Phương cũng lưu ý rằng, bởi vì đau dạ dày liên quan đến gốc bệnh gây đau, do đó sẽ tùy vào từng tình trạng đau dạ dày, gốc bệnh gây đau sẽ có cách điều trị phù hợp.
Chẳng hạn:
- Đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP: Trong giai đoạn đầu bài thuốc sẽ đi sâu vào diệt khuẩn, đồng thời chống viêm từ đó ngăn ngừa tổn thương do vi khuẩn HP gây ra.
- Đau dạ dày do trào ngược dạ dày: Tập trung và phục hồi tạng Can, đồng thời giai đoạn đầu sẽ chú trọng vào trung hòa dịch vị dạ dày, làm ấm dạ dày.
- Đau do viêm loét dạ dày không nhiễm vi khuẩn HP: Bài thuốc tập trung tiêu viêm, hành khí – hoạt huyết giúp giảm viêm loét và cơn đau dạ dày.
Nói về công dụng của bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang trong điều trị đau dạ dày, bác sĩ Lê Phương cho biết:
“Y học cổ truyền nói chung và bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang nói riêng điều trị bệnh sẽ đi vào giải quyết căn nguyên. Có như vậy hiệu quả mới lâu dài, bền vững và ngăn ngừa được tình trạng tái phát.
Đối với đau dạ dày, bài thuốc sẽ đi vào giải quyết từng vấn đề cho người bệnh. Chẳng hạn:
- Hành khí hoạt huyết, khí huyết ứ trệ tại dạ dày sẽ gây viêm đau. Bài thuốc đi vào bồi bổ, phục hồi Can, thận đồng thời kiện Tỳ, hòa Vị để phục hồi chức năng Tỳ, Vị, nhờ đó giảm nhanh tình trạng viêm loét và cơn đau tại dạ dày.
- Trường hợp đau dạ dày do khí hàn xâm nhập, bài thuốc sẽ có các thảo dược như sinh khương, phụ tử, nhục quế,… có tác dụng làm ấm dạ dày khắc phục cơn đau âm ỉ, đau lâm râm, bụng óc ách khó tiêu.
- Trường hợp viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP gây đau dạ dày, bài thuốc đi vào thanh nhiệt trừ thấp, trong đó thanh nhiệt là sử dụng kháng sinh thực vật để diệt vi khuẩn và tiêu viêm với các thảo dược như: Lá khôi, hoài sơn, chè dây, bạch thược,…
- Dư axit gây trào ngược, viêm thượng vị gây cảm giác đau rát cho người bệnh, sẽ dùng các thảo dược có tác dụng giảm tiết axit, trung hòa axit dịch vị như lá khôi, ô tặc cốt, bạch truật,… các thảo dược này còn giúp tăng dịch nhầy phủ niêm mạc dạ dày ngăn tình trạng bào mòn niêm mạc.
Tuy nhiên, điều trị triệu chứng thì chưa đủ cần phải bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch tại dạ dày, chống lại những tác động xấu từ phía môi trường, khí hàn, phong, nhiệt độc,… đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống để duy trì hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát”.
Theo đó, bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang sẽ được ứng dụng theo phác đồ 3 tác động:
- Giai đoạn 1: Điều trị triệu chứng, giảm cơn đau tại dạ dày, bài thuốc đi vào tiêu viêm, thanh nhiệt, trung hòa axit dịch vị
- Giai đoạn 2: Điều trị căn nguyên đồng thời làm lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Bài thuốc tập trung vào kiện Tỳ, bổ Vị, bình Can, điều hòa khí huyết
- Giai đoạn 3: Điều trị dự phòng, ngăn ngừa tái phát bằng cách đi vào bồi bổ sức khỏe toàn trạng, phục hồi thể trạng, tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích ăn uống để hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phác đồ điều trị bác sĩ sẽ linh hoạt điều chỉnh tùy theo vào triệu chứng bệnh, căn nguyên để giúp mang lại hiệu quả điều trị tối ưu hơn cho người bệnh.
Chú Thuận (53 tuổi, Bắc Ninh) bị đau dạ dày do trào ngược dạ dày thực quản và viêm dạ dày HP khiến cuộc sống của chú gặp nhiều khó khăn và bất tiện. Được bạn giới thiệu bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang và sử dụng đã giúp cho tình trạng bệnh của chú được cải thiện, ăn ngon, ngủ ngon, cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng.
Anh Nguyễn Văn An (45 tuổi, Hà Nội) bị cơn đau thượng vị do viêm loét dạ dày HP hành hạ, từng dùng Tây y, Đông y nhưng không khỏi bệnh, anh An quyết định dùng Nhất Nam Bình Vị Khang và nhận về kết quả hơn cả mong đợi, sau 2 tháng anh đã âm tính với vi khuẩn HP.
Không chỉ tập trung vào cơ chế điều trị, bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang cũng được bác sĩ Lê Phương chú trọng vào khâu lựa chọn dược liệu, bác sĩ trực tiếp đến vườn dược liệu kiểm tra, tham gia vào quá trình thẩm định thảo dược tại nhà máy. Nhờ đó, khi dùng Nhất Nam Bình Vị Khang đảm bảo an toàn cao cho người bệnh, không gây tác dụng phụ, không bị phụ thuộc vào thuốc cũng như không kích thích gây đau dạ dày.
Chả phải, sai lầm gì, mình theo mẹo dân gian vẫn ổn đây. Cứ nghe mình, nghệ mật ong là lành nhất, từ thời xa xưa không có thuốc tây thì các cụ đã dùng thế mà vẫn hết bệnh đấy. Như mình thì viêm trợt nhẹ, bác sĩ kê thuốc mình không lấy, về kiên trì dùng nghệ mật ong mấy tháng là ổn đây